Bỗng mình nhận ra bản thân mắc phải nhiều sai lầm trong chụp chân dung. Hôm rồi đi đền trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, chụp hình cho một người bạn thì mới lại nhớ về chúng. Thực ra mấy điều này mình đã biết từ lâu, nhưng khi cầm máy hiếm khi nào bản thân để ý để thay đổi. Vậy hôm nay mình sẽ thú tội và tự lên checklist cho lần chụp tiếp theo.
1. Chụp chân dung không nhất thiết lúc nào cũng phải rõ mặt
Hẳn rồi, mình vẫn thường chụp soft soft một chút khi cần, và chuyển về hệ đen-trắng để bức hình thêm sự mơ hồ, mơ màng.
Thêm nữa, đối với những chủ thể khó chụp do họ không “ăn ảnh” ta có thể sử dụng nhiều loại đạo cụ để che khuyết điểm của họ đi. Ví dụ, một bạn gái tự ti về nhan sắc, ta có thể chọn phương án
– Chụp quay lưng.
– Chụp từ xa, đặt vào một không gian lớn.
– Dùng hoa lá, quạt, vạt áo,… để che mặt, chỉ để lộ mắt, tạo cảm giác bí mật.
>>> Bài viết liên quan: Background chụp hình: Chúng ở khắp mọi nơi, tận dụng sao đây?
2. Sai lầm trong chụp chân dung: Gượng ép chụp theo góc mặt
Hầu hết mọi người có một góc mặt nịnh mắt hơn khi lên ảnh, bởi vậy, ngoài sự tinh tế quan sát ra góc mặt ấy, ta cũng có thể hỏi ngay chủ thể (hầu hết bạn gái biết về điều này). Làm vậy, ta đã thắng được nửa cuộc chiến.
Khi biết được góc mặt ăn ảnh hơn, ta cũng dễ dàng lựa chọn bối cảnh, hướng sáng, và cách tạo dáng,…
Tuy nhiên, biết về góc mặt ăn ảnh đôi khi lại là trở ngại đối với người chụp vì ta quá chú ý vào điểm này mà trở nên gò bó, hạn chế sáng tạo, đặc biệt khi chụp ngoại cảnh và chụp hình tự nhiên, hay chụp phóng sự. Vậy nên, dù góc mặt quan trọng, không phải lúc nào ta cũng gượng ép phải lấy góc đó, đôi khi cảm xúc, khoảnh khắc là thứ quan trọng hơn.
>>> Có thể bạn sẽ thích: 8 cách tạo chiều sâu cho ảnh: Những lưu ý, kinh nghiệm
3. Bỏ quên cả một câu chuyện
Sai lầm trong chụp chân dung còn là việc mình bỏ quên cả một câu chuyện. Chụp chân dung rất dễ hiểu là chụp chân dung của một người nhưng hầu như ai cũng thích chụp nhiều hơn là chỉ chân dung chụp cận. Nếu ta có thể kể cả một câu chuyện bằng những góc chụp khác nhau, không gian khác nhau, để kể cả một câu chuyện từ xa tới gần và kết thúc bằng ánh mắt sâu thẳm của chủ thể thì họ sẽ vui đến nhường nào.
Để mọi sự diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn, ta có thể đầu tư thời gian lên sẵn concept, ý tưởng tạo dáng; Nếu không thì ngay trong buổi chụp, ta có thể sáng tạo bằng cách chụp từ xa tới gần (không nhất thiết phải yêu cầu chụp tại nhiều tiêu cự).
Hy vọng Lời thú tội về 3 sai lầm trong chụp chân dung của mình sẽ giúp đỡ các bạn. Theo dõi blog để ủng hộ mình nếu thấy nội dung có ích nhé!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của mình và mong muốn góp ý, mình viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do chụp ảnh đen trắng của mình Một là, ảnh [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, mình sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3