Thực ra 4 lưu ý khi chụp ảnh đường phố dưới đây là sự đúc kết, học hỏi của bản thân. Viết lại đây vừa là một chút nhật ký, cũng là muốn chia sẻ cho mọi người. Hy vọng mọi người sẽ yêu thích.
Lưu ý với mọi người là mình yêu thích ảnh đường phố có gắn con người, cuộc sống trong đó, nên những điều dưới đây cũng xoay quanh chủ thể người nhiều, không bàn tới những thể loại đường phố như chụp tối giản, chụp city scape,… Vậy chụp ảnh đường phố cần lưu ý những gì?
1. Sự kết nối trong ảnh đường phố
Một bộ phim hay là bộ phim chạm tới người xem, khiến họ như là một phần của bộ phim, và thấy như bộ phim đang kể câu chuyện của chính họ. Một bức ảnh cũng vậy. Để ảnh đọng lại cảm xúc nơi người xem hơn, nhất định phải kể chuyện, tạo được sự chú ý từ người xem.

Để làm được vậy, thì bức ảnh cần tạo được sự kết nối. Sự kết nối trực diện nhất có thể đó là ánh mắt. Nếu bạn đủ can đảm hoặc có kĩ năng bắt chuyện, tương tác tốt với người khác, việc chụp ai đó đang nhìn thẳng vào ống kính sẽ đem lại cảm xúc rõ ràng hơn nhiều, bởi vốn đôi mắt là cửa sổ tâm hồn mà! Làm vậy nhân vật cũng sẽ khiến người xem như đang có tương tác eye-to-eye trực diện vậy.
Đôi khi tương tác mắt với mắt không nhất thiết phải diễn ra khi nhân vật nhìn vào ống kính. Tương tác này có thể diễn ra giữa những nhân vật khác nhau trong tấm ảnh. Miễn sao nó giúp bức ảnh kể chuyện.
Và, sự kết nối cũng không nhất thiết phải là tương tác mắt với mắt, đôi khi nó là hành động, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là bóng dáng ai đó lấp ló trong một không gian nào đó đủ để gợi lên một câu chuyện. Lấy ví dụ, một bức hình chụp một người nằm ngủ trên một đống rác, phía sau lưng anh ta là một dãy nhà bỏ hoang lụp sụp.
2. Cảm xúc khi chụp ảnh đường phố
Cảm xúc đôi khi tới từ sự kết nối như có nói ở trên, nhưng nó bao gồm nhiều hơn thế.
Nếu sự kết nối liên quan nhiều tới tương tác mắt eye-to-eye, tương tác hình thể giữa các nhân vật, khung cảnh, thì cảm xúc có thể được sinh ra từ 1 đối tượng duy nhất, chẳng nhất thiết phải tương tác với ai. Ví dụ như nỗi buồn thể hiện qua biểu cảm khuôn mặt có sự khắc khổ, dáng đứng lom khom,…

Nói về cảm xúc, mình cũng nhớ lời khuyên về ảnh phố của nhiếp ảnh gia người Malaysia, Adam Tan, ông nói trong một bối cảnh u sầu, ảm đạm, yếu tố con người nên được thu nhỏ, đặt trong một không gian lớn. Thì đó cũng là một cách tạo nên cảm xúc cho bức hình.
>>> Bài liên quan:
3. Khoảnh khắc quyết định trong nhiếp ảnh đường phố
Ừ thì chụp nhiều sẽ lựa được 1 tấm ưng ý, nhưng mình rất ghét cái tư tưởng ấy. Ở một không gian, với những con người nhất định, sẽ chỉ có một khoảnh khắc đẹp nhất, trọn nhất, mà tuột mất sẽ phải đợi rất lâu để chụp lại được.
Ví dụ, khoảnh khắc một người nhảy qua vũng nước, mà lại nhảy như kiểu thiếu đà của Henry Cartier-Bresson chỉ gây chú ý ở khoảnh khắc ấy chứ không phải một khoảnh khắc đang bước đi, hay nhảy bình thường khác.

Để chọn ra được khoảnh khắc quyết định, người chụp phải chăm quan sát, phân tích, và tưởng tượng. Bản thân mình thường chụp theo kiểu rình mồi, tức là ngắm ra được một khung cảnh hay thì đợi cho ai đó bước vào và chụp. Ngoài kiên nhẫn, thì mình cũng cần phải nhạy bén, khi họ bước tới là phải chụp ngay.

Mình thì không thích chụp nhiều, nên thường chọn chế độ chụp đơn từng tấm. Nhưng mình khuyên các bạn có thể lựa chọn chế độ chụp liên tiếp để không bị lỡ mất khoảnh khắc. Cái mất của chế độ này là bạn sẽ phải xóa bớt ảnh khi về nhà, và đôi phần làm mất sự nhạy bén bấm máy và khi đưa cho bạn một chiếc máy film full cơ thì mới thấy cái bản năng ấy của mình bị ảnh hưởng thế nào.
4. Juxtaposition (Sự sắp đặt) trong chụp ảnh đường phố
Đó là việc đặt 2 thứ ở cạnh nhau để tạo nên một sự tương đồng hoặc tương phản. Nó khiến bức ảnh có tác động mạnh hơn. Đôi khi sử dụng Juxtaposition rất vui, nhưng cũng gây nhiều hiểu nhầm, tranh cãi.

Juxtaposition thường được sử dụng gần những khu vực có những biển hiệu lớn, những bức tượng, hay thậm chí những nơi có nhiều người,… nói chung là rất đa dạng, chỉ cần người thực hành nhiếp ảnh có đôi mắt tinh tường, bộ óc sáng tạo, và sự kiên nhẫn là được. Để nhạy bén với Juxtaposition, không có cách nào khác ngoài luyện tập chụp và quan sát nhiều.
Hy vọng 4 lưu ý khi chụp ảnh đường phố phía trên hữu ích đối với các bạn. Nếu yêu thích, hãy chăm ghé thăm Con Hình Con Chữ và đừng quên follow mình trên các kênh mạng xã hội nhé!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của tôi và mong muốn góp ý, tôi viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do tôi thích chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do tôi thích chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do tôi thích chụp ảnh đen trắng Một [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, tôi sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3