HOW I HELPED AN INDIAN COUPLE TO UNWIRE
If you’ve been a photographer in Vietnam for a while, you’ve probably encountered couples who appear as stiff as a board during their photo shoots. That’s because many of these marriages are arranged by families. Surprisingly, this phenomenon is not exclusive to Vietnam; it exists in India as well. India, like Vietnam, is deeply rooted in tradition in many ways.
Ashim and his wife came together through familial arrangements, just like many others in India. So when I asked them about their love stories and any meaningful tokens of their connection (which always add depth to my photography practice), Ashim candidly admitted, “We only have our wedding rings as mementos!”
This was the first challenge. The second came when, due to Ashim’s busy work schedule, we had barely spoken the night before the scheduled shoot, and he suddenly confirmed for the next morning. I was taken aback!
The issue was that I hadn’t found a way to connect them emotionally yet. How could I make the photo shoot more comfortable for both the subjects and the photographer? Furthermore, where could I find suitable locations in the middle of the night to buy props? However, when a client is determined to have a shoot, I must oblige. What choice did I have?
IDEA OF USING HANDWRITING TO CONNECT
A temporary idea to salvage the situation was to utilize the fact that Ashim was an English teacher. So, I asked Ashim to prepare four sheets of A4 paper and bring two pens for the next morning. These materials would serve as props for a bonding activity between the couple: they would sit down and write down their thoughts, ideas, or messages to each other.
You see, for couples like them, expressing love can sometimes be challenging even when the feelings are there. So, this was an attempt to help them articulate their emotions, even if only in writing.
However, the third challenge presented itself when we were met with heavy rain on the scheduled day. Ashim and his wife were caught in traffic due to the downpour, making them 30 minutes late. I was kind of disheartened for that but our warm handshake helped restore some of my motivation for the photoshoot.
Mostly, the biggest challenge of the shoot was the couple’s shyness and reserved nature. They hesitated to show affection publicly, for various reasons. However, I believe the biggest reason was my presence as the photographer. As a solution, for most of the session, I used a telephoto lens to keep my distance. It wasn’t until the last few shots that I dared to approach closer and capture more intimate moments.
And then came the fourth challenge: the heavy, persistent rain. Ashim’s wife seemed uncomfortable getting wet, and she wasn’t feeling her best. The photoshoot had to end prematurely. It was disappointing, as we were just getting into the flow, and both the subjects and I were becoming more comfortable with the process. But not everything in life goes as planned, and sometimes, you just have to accept it.
HOW SHOULD WE EDIT PHOTOS FOR THE INDIAN?
Upon returning home, the challenge continued in post-production. This was my first time editing photos for an Indian couple, so I had to study the cultural nuances. Throughout this process, I realized how crucial cultural elements are in photography.
For instance, when I think of India, I often imagine vibrant colors, particularly deep reds and yellows like in rich, aromatic curries. So, I decided to incorporate these hues into the photographs. Additionally, as Ashim and his wife were not ones to openly display affection in a typical way, I chose not to make the general look too bright. As a result, when working with Indian clients, I found that using high contrast and slightly underexposing the photos (-0.7 EV) was an effective choice.
IN CONCLUSION
Photography is not just about taking pictures; it’s about connecting with people and telling their stories through images. This experience taught me that connecting with people from diverse backgrounds is not always easy, but it’s incredibly rewarding.
If you’re interested in capturing your candid moments in a way that reflects your individuality, please don’t hesitate to contact me.
*Mr. William – 0977342564
—
MÌNH ĐÃ GẮN KẾT CẶP ĐÔI NGƯỜI ẤN BẰNG CON CHỮ NHƯ THẾ NÀO?
Nếu làm nghề chụp ở Việt Nam lâu, chắc ít nhiều người sẽ gặp phải cảnh cô dâu, chú rể khô như cọng rơm. Đó là bởi nhiều người tiến tới hôn nhân do “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” chứ không đến từ tình cảm 2 bên. Hóa ra, ở bên Ấn Độ, điều này cũng không quá xa lạ. Phải thôi, Ấn Độ cũng khá truyền thống và giống Việt Nam ở nhiều điểm lắm!
Ashim Dev và vợ đến với nhau cũng là nhờ sự sắp đặt của 2 bên gia đình. Thế nên, khi được hỏi về chuyện tình của mình và những kỷ vật mang tính liên kết của họ (giúp cho phần chụp hình của mình, mình luôn làm thế), thì Ashim thật thà kể “Chúng tao chỉ có mỗi cái nhẫn cưới là kỷ niệm thôi!”.
Đấy là kiếp nạn thứ nhất. Kiếp nạn thứ 2 là do thời gian làm việc bận rộn quá, nên mới tối hôm trước nói chuyện với mình thì chốt ngay là sáng hôm sau sẽ thực hiện buổi chụp. Mình cũng đến shock!
Vấn đề là mình còn chưa tìm ra được điểm kết nối cảm xúc nào thì sao để buổi chụp trở nên thoải mái hơn cho cả nhân vật và người cầm máy? Mà trong đêm khuya khoắt thì tìm được hàng quán nào để tìm đạo cụ cho họ bây giờ? Nhưng thôi, khách nhất quyết muốn chụp thì mình cũng đành chiều, chứ biết sao giờ?
Ý TƯỞNG KẾT NỐI BẰNG CÁCH VIẾT RA NHỮNG SUY NGHĨ
Một ý tưởng nhanh tạm thời cứu cánh cho mình đó là việc mình biết Ashim là một giáo viên tiếng Anh. Vậy nên mình nhờ Ashim chuẩn bị 4 tờ A4 cùng 2 cây bút cho sáng mai. Đây sẽ là đạo cụ giúp mình tạo nên một hoạt động bonding cho cặp vợ chồng bằng việc cho họ ngồi xuống viết lại những suy nghĩ, những ý tưởng, hay những lời nhắn nhủ về người kia. Bởi, mình biết đối với những cặp đôi như vậy, khó khăn có khi lại đến từ việc mình yêu, yêu sâu đậm, nhưng không dám nói thành lời thì sao?
Kiếp nạn thứ 2 chưa qua, kiếp nạn thứ 3 đã tới. Sáng dậy, trời Hải Phòng mưa tầm tã, Ashim lại tính quay xe. Không không, việc nào ra việc đấy, đã chốt đi thì mưa sao cũng phải đi. Thế mới là chụp hình candid, thế mới đúng là một câu chuyện tự nhiên chứ!
Như lịch hẹn, 9h mình có mặt gần chợ Lương Văn Can. Còn đôi vợ chồng do mưa lớn, kẹt xe tới muộn 30’. Thực sự điều đó làm mình có phần tự ái. Nhưng cũng may là cái bắt tay thân tình sau đó phần nào lấy lại động lực cho bộ ảnh.
Và đúng như dự đoán, rào cản lớn nhất cho buổi chụp là sự tự nhiên của nhân vật. 2 người vốn ngại bày tỏ theo nhiều lý do. Nhưng mình nghĩ thứ quan trọng nhất là bởi sự hiện diện của mình tại đó. Thế nên, phần lớn buổi chụp mình sử dụng ống kính chụp từ xa. Mãi cho tới những tấm cuối cùng thì mình mới chụp mấy tấm góc rộng, tiếp cận được gần hơn với chủ thể.
Còn về hoạt động viết suy nghĩ lên giấy? Chao ôi! Mấy tờ A4 Ashim đã hứa hóa ra lại là một quyển note nhỏ (Đầu tiên mình còn muốn chuẩn bị một tấm A0 thật lớn cơ!). Nhưng trời độ, 2 người cũng viết lại vài điều, dù mình thấy không đa dạng lắm, nhưng cũng một phần nào thể hiện được con người họ, và quan trọng là họ đã cởi mở, và thoải mái với nhau hơn khi thể hiện được những tiếng nói trong lòng.
Thế là kể từ đây, 2 người thoải mái hơn thật. Mà mình cũng dễ hình dung ra tính cách của họ hơn. Ashim sẽ quan tâm và nói nhiều hơn, hay làm trò để vợ cười. Còn vợ Ashim thì thận trọng và kiệm lời hơn nhiều.
Kiếp nạn tiếp theo tới từ việc trời mưa lớn kéo dài. Vợ Ashim có vẻ bị dính mưa nên cảm thấy không được tốt. Buổi chụp phải kết thúc sớm trong sự ngỡ ngàng của mình, bởi khoảng thời gian đó mới đang là lúc buổi chụp được nóng lên, nhân vật thoải mái hơn, còn người chụp dễ dàng tiếp cận họ hơn. Việc buổi chụp bị cắt ngắn xuống phân nửa khiến mình cảm thấy không đã chút nào. Thôi thì đâu phải lúc nào cuộc đời cũng ưu ái cho ta trong mọi việc. Đôi khi việc ta làm là học cách chấp nhận.
NGƯỜI ẤN THÍCH ẢNH NHƯ THẾ NÀO?
Về tới nhà rồi thì lại là câu chuyện hậu kỳ. Phải thú thực, đây là lần đầu tiên mình edit màu cho người Ấn. Vậy nên, việc nghiên cứu màu bên đó là một điều bắt buộc. Trong quá trình làm công việc này, mình luôn nhận thấy yếu tố văn hóa mang tính chất then chốt, kết nối mọi thứ. Ví dụ như khi nghĩ đến Ấn Độ, mình hay nghĩ tớ cà-ri đậm màu vàng, đỏ vừa cay vừa rực mùi. Thế là y như rằng, người Ấn họ thích ảnh mang nhiều tông vàng, đỏ.
Thêm nữa, bởi Ashim và vợ là một cặp đôi ít thể hiện tình cảm bề ngoài theo một cách rất truyền thống, đặc trưng của người Ấn, họ cũng không thích màu quá sáng đâu. Khi làm việc với người Ấn, việc dùng tương phản cao và để ảnh hơi thiếu sáng (độ -0.7 EV), có vẻ là một lựa chọn hay.
2023-09-30
>>> Các bạn có nhu cầu chụp ảnh candid như trên thì liên hệ Mr. William nhé!
– Phone: +084 977 342 564
– Facebook: https://www.facebook.com/WillDNguyen

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của mình và mong muốn góp ý, mình viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do chụp ảnh đen trắng của mình Một là, ảnh [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, mình sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3