Những dòng note đầu tiền mình lưu lại trong cuốn Dinh Dưỡng Học bị thất truyền của Vương Đào, đáng buồn thay, là khi tác giả nói con người sinh ra và lớn lên phụ thuộc quá nhiều vào sự bắt chước. Chúng ta thức dậy là biết phải đánh răng, nhưng không biết làm sao đánh răng đúng cách để không làm mòn răng, chúng ta ngày ăn ba bữa mà không biết mục đích của việc ăn uống là để nạp dinh dưỡng. Vậy những loại dinh dưỡng tới từ đâu? Chúng ta không biết.

Việc bắt chước giúp bộ não giảm tải, tránh khỏi những vấp ngã không cần thiết, nhưng cũng khiến ta lười tư duy, học hỏi.

Nhiều người mang “bắt chước” lên một tầm cao mới, biến nó thành “học vẹt”: Chẳng biết mẹ gì, nhưng nghe người ta nói sao thì tin vậy, rồi nhận nó là kiến thức của mình mà đi khoe khoang, chém gió; nghe được mấy tin vỉa hè, lề đường, thì không có chắt lọc mà phán như một tư tưởng lớn mình đã nghiệm ra.

Lên mạng thì chúng ta hay gặp phải những thành phần không biết gì nhưng cứ dựa lời người khác để đu theo. Hãy thử nghĩ: Tại sao cộng đồng mạng Việt Nam cực kỳ dễ bị dắt mũi? Đó một phần là bởi nhiều người còn trẻ, chưa hiểu biết nhiều nhưng ưa thể hiện, thế là thấy người ta nói điều gì là cũng hùa theo để nói. Và, ở mỗi cộng đồng nào đó, chỉ cần có một lực lượng seeding (bình luận tăng tương tác, điều hướng dư luận) đủ mạnh, thì càng có khả năng lèo lái dư luận. 2 điểm trên mọi người có thể chứng thực qua mỗi lần có phốt hay sca.ndal nào đó, và sẽ thấy đúng.

*Bản thân là người làm truyền thông, mình thấy buồn quá!

>>> Bài viết liên quan: Vì sao chúng ta dễ sa lầy ném đá hội đồng đến vậy?

Bài viết nổi bậtXem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status