Một bức ảnh thu hút là một bức ảnh kéo được sự tập trung, chú ý của người xem, đưa cho họ một lý do để ở lại và thuyết phục họ thốt lên “bức ảnh này đẹp quá!”. Mà mắt người thì chỉ nhìn được 2 chiều không gian thôi (Scecinfo.usc.edu) nên nếu có thể tạo được chiều sâu, nhiều lớp vật trên cùng một khung ảnh thì sẽ gây hứng thú cho người xem, đem lại những trải nghiệm mới mẻ hơn về cách họ nhìn một thứ gì đó.

Chính vì lý do đó mà nhiều người chụp hình cả chuyên nghiệp hay chỉ đơn giản muốn có một chiếc ảnh điện thoại thật đẹp đã cố gắng sáng tạo để tạo chiều sâu cho ảnh. Bản thân bạn cũng đã nhiều lần ứng dụng những kĩ thuật này mà đâu hay. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu kĩ hơn về nó nhé!

A. Tại sao cần tạo chiều sâu cho ảnh?

Với nhiều hơn 2 chiều không gian, bức ảnh có thể dẫn dắt ánh nhìn người xem từ chỗ kém hấp dẫn tới yếu tố đẹp hơn của khung hình. Qua đó có thể làm lu mờ những nhược điểm và làm nổi bật một cách có ý đồ những chủ thể chính của bức ảnh.

Bên cạnh đó, một bức ảnh có chiều sâu sẽ mở ra nhiều suy ngẫm hơn cho độc giả bởi bức hình đó dường như cũng kể một câu chuyện sâu sắc, rộng mở hơn, và có chiều sâu hơn.

Cách tạo chiều sâu cho ảnh
Không đọc tau bắn | Credit: Piotr Wilk on Unsplash

B. Cách tạo chiều sâu cho ảnh thế nào?

Có rất nhiều kĩ thuật hỗ trợ cho việc tạo chiều sâu cho bức ảnh. Khi lần lượt đi qua những kĩ thuật được mình nhắc tới dưới đây, chắc chắn bạn sẽ nhiều lần “ồ” lên một tiếng ngạc nhiên tự hỏi “hình như mình đã sử dụng kĩ thuật này rồi?!”

1. Sử dụng đường dẫn

Như đã nhắc tới trong bài viết Đường dẫn trong nhiếp ảnh, sử dụng nó giúp đưa ánh mắt người nhìn đến với chủ thể. 

Đôi mắt người xem sẽ bị đưa từ phần tiền cảnh đến với chủ thể, thường được đặt ở trung cảnh, kèm với phần hậu cảnh phía sau sẽ tạo ra chiều sau với 3 lớp hình.

2 bạn gái ôm nhau
9/2020, Jessops SHR 100

2. Bố trí tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh

Thực ra việc sử dụng đường dẫn có thể được gộp vào chung phần này nhưng mình thấy sử dụng đường dẫn nên được đánh giá cao và tận dụng nhiều hơn nữa nên quyết định tách ra riêng.

Về phần tiền-trung-hậu cảnh, cũng đơn giản là cách ta tạo chiều sâu với nhiều lớp đối tượng.

Bác gái chụp ảnh bên hoa
9/2020, Fujicolor C200

Lấy một ví dụ quen thuộc chắc bạn cũng đã từng sử dụng đó là chụp xuyên qua những chậu hoa, kẽ lá.

Khi chụp như vậy bạn đang làm nổi bật nhân vật chính ở phía sau những chậu hoa cũng như phía trước không gian phòng phía sau.

>>> Đọc thêm: Golden Ratio/Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Toán học thì liên quan gì đến nhiếp ảnh chứ?

3. Sử dụng ống kính góc rộng/ chế độ góc rộng trên điện thoại

Bản chất của lens góc rộng là làm phóng đại tầm nhìn.

Khi tầm nhìn của chúng ta mở rộng, tự nhiên não bộ nhận thấy nó khác với những gì nó thường xử lý, do vậy mà não bộ sẽ tập trung năng lượng xử lý thông tin từ bức ảnh hơn và giữ chân người xem bằng sự tò mò trong tiềm thức.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Magic of Mobile Photography (@magic.mobile.photo)

Chụp hình góc rộng còn có thêm một lợi thế là nó sẽ làm những vật ở gần trở nên to hơn, còn những vật ở xa bị bé hơn. Lúc này sự tương phản sẽ tạo nên một khung hình rất thú vị khi không gian đã bị thao túng.

4. Mở khẩu lớn/ Chụp chế độ chân dung

Những ai hiểu cơ bản về nhiếp ảnh thôi sẽ hiểu rằng càng mở khẩu lớn (wide aperture) sẽ càng tách chủ thể chính khỏi phông nền tốt hơn.

Ảnh đen trắng Chân dung một người đàn ông
Chụp tại khẩu độ 1.8 trên lens tiêu cự 55mm, 9/2020, Kodak Eterna RDS Iso6

Việc làm này làm nổi vật chủ thể đó khi chỉ mình nó được lấy nét trong khi tất cả những gì phía trước và sau đã bị làm mờ.

Hiện tại ở trên hầu hết các smartphone đều có đi kèm chế độ chụp xóa phông (một vài máy khác đặt tên là chụp chân dung) hỗ trợ tốt cho việc này.

5. Màu sắc tương phản giữa chủ thể và hậu cảnh

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Ralf Köhnke (@rkphotographics)

Cái này ai cũng làm rồi =)) Hồi đi học thì nhà trường chụp ảnh thẻ cho, ra trường thì lại kiếm mấy chỗ tiệm ảnh nhanh gọn làm kiểu 3×4 còn apply cho việc mới.

Mấy hiệu ảnh này thường chụp bạn trên nền xanh là có lý do: nó giúp bạn nổi bật.

6. Đặt góc máy thấp

Chụp góc máy thấp hướng lên thay vì chụp ở độ cao thông thường tạo nên những cái nhìn mới cho bức ảnh. Và dĩ nhiên rồi, nó sẽ tôn dáng hơn nếu bạn chụp người, hay phóng đại bất cứ thứ gì gần đó.

chân dung chàng trai, chụp từ dưới lên
Công viên Thống Nhất – Hà Nội, 1/2021, Kodak Vision 800T

7. Kĩ thuật đóng khung

Trong tiếng anh gọi là Framing. Kĩ thuật này được sử dụng đặc biệt nhiều trong nhiếp ảnh đường phố, khi mà có đông người qua lại và người chụp cần nhân vật chính bước vào khung đặt sẵn đó để trở nên được chú ý hơn.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by JoLy (@joly_fish_photo)

Việc đóng khung chủ thể bên cạnh đó còn tạo ra chiều sâu cho bức ảnh bởi thường khung đó được đặt ở phần tiền ảnh, dẫn ánh nhìn đến chủ thể ở trung cảnh.

8. Thêm lớp chắn phía trước

Những ánh mắt tò mò vì hứng thú là những gì bạn sẽ thu lại được khi đặt những lớp chắn phía trước chủ thể.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by britta (@brittabug)

Trong phim ảnh, người ta thường có cảnh một cô nàng thất tình nhìn ra ngoài cửa kính đầy những giọt mưa trên đó; cô nhốt mình trong phòng, tách biệt khỏi không gian bên ngoài kia.

>>> Bạn có thể cũng quan tâm: Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh

C. Tận dụng những gì để tạo chiều sâu cho ảnh

1. Rất nhiều cách tạo đường dẫn

Tham khảo bài viết: Đường dẫn trong nhiếp ảnh.

2. Các tiệm cây cảnh

Đây là thiên đường tự sướng cho các nàng.

Bạn gái xinh đẹp bên hoa giấy
9/2020, Fujicolor C200

Những chậu hoa trên bàn cho tiền cảnh và những chậu hoa treo lơ lửng cho hậu cảnh thật đẹp. Bạn chỉ cần đứng giữa đó tạo dáng để có một khung hình đẹp thôi.

3. Tiệm cafe, tiệm bánh, đồ handmade, sách,…

Gi gỉ gì gi tiệm gì cũng tận dụng được nha. Ở những nơi như này không thiếu gì những đồ trang trí xinh xắn đáng yêu thật dễ dàng sử dụng làm đạo cụ.

Chân dung cô gái tóc dài xinh đẹp
Credit: Mikail Duran

Và thường những tiệm ấy cũng sẵn một góc tường sống ảo nữa chứ, chỉ cần diện đồ có màu sắc tương phản với những tấm tường ấy thì tha hồ nổi bật.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by ???̂̀? ??̃ ???̛?̛?? ???̉? ? (@phuongthao.tranvu)

4. Thấp người xuống chụp lấy bầu trời

Khi bạn đưa góc máy lên cao và lấy bầu trời xanh thì nó cũng không khác gì một phông nền màu cả. Việc bạn cần làm chỉ là chọn một bộ đồ có màu tương phản với màu xanh ấy. (Đỏ, Cam,…).

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Dissolve: Stock Video & Photo (@dissolvestock)

5. Chụp trong nhà

Với điều kiện, trong nhà phải cực tối nhưng lại có một nguồn sáng tự nhiên (từ của sổ chẳng hạn), như vậy chủ thể sẽ sáng trong khi hậu cảnh tối thui.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by britta (@brittabug)

6. Chụp qua một lớp vật mỏng

Bạn có thể chọn chụp qua một lớp kính của một cửa tiệm hay đơn giản là chiếc khăn gió của bạn thôi. Để trước mặt nhưng đảm bảo không che hết chi tiết. Như vậy sẽ tạo sự bí ẩn cho tấm chân dung.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Louqie KS (@unfolding_character)

7. Lên núi

Lên trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy rõ rất nhiều lớp cảnh.

101 mẹo tạo dáng

D. Những lưu ý khi tạo chiều sâu cho bức ảnh

  1. Cố gắng kết hợp với các kĩ thuật dàn dựng bố cục khác để bố cục mạnh.
  2. Phần tiền cảnh không nên chiếm diện tích quá lớn trong khung hình, át mất sự chú ý dành cho chủ thể.
  3. Khi sử dụng kĩ thuật đóng khung, nên có phần khung ở càng gần máy càng tốt.
  4. Chụp góc quá rộng sẽ làm méo hình, nên xem xét việc méo hình có ảnh hưởng đến bố cục hình không.
  5. Khi đặt một lớp nào đó trước chủ thể, phải đảm bảo chủ thể không bị che quá nhiều.

E. Lời kết

Như vậy là bạn vừa đi qua bài viết “Tạo chiều sâu cho ảnh”. Mình rất vui vì bạn đã đi đến tận cùng của bài viết này. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong tư duy nhiếp ảnh và có thêm nhiều tấm hình thật đẹp trong tương lai nhé!

Nếu bạn thích hay có bất kì góp ý nào, xin hãy để lại ở phần comment.

Các bạn cũng có thể kết nối trên các mạng xã hội qua hashtag #conhinhconchu để tìm đến mình nha!

Nguồn tham khảo:

Bài viết nổi bậtXem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status