Hôm nay đi đường tôi thấy một người bạn gái ngồi sau xe, cứ chằm chằm tay nắm chiếc điện thoại, thi thoảng lại bật màn hình lên. Nếu là trước kia, tôi đã tự hỏi “Sao người ta cứ phải kè kè lấy chiếc điện thoại thế nhỉ? Ngoài đời thực không có những thứ đáng để họ tận hưởng hay sao?” Nhưng nay thì tôi hiểu cho cái điều ấy, và tôi lại thấy nghiện điện thoại trở thành một điều bình thường. Là sao vậy nhỉ?
Nghiện điện thoại cũng được
Vòng xoay của xã hội ngày một nhanh và khôn lường; Mỗi giây, mỗi phút trôi qua thì bao nhiêu thông tin cũng đã lướt qua đời mình, trong đó có những nội dung cập nhật từ công việc sếp giao, hay những tin giải trí mà nhiều người thích thú được đọc. Ngẫm lại tôi mới thấy, hóa những người mà trước kia mình cho là con nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội, lại là những người thể hiện rất tốt trong công việc và giao tiếp đời thường, bởi họ nhạy bén với mọi việc.
Tôi nhận ra, vấn đề không phải dùng điện thoại nhiều hay ít, vấn đề là họ dùng nó như thế nào. Có những người dán mắt vào màn hình nhưng những thông tin hiển thị ra ấy lại toàn là thông tin bổ ích mà ta đâu hay. Rồi ngoài những khoảng thời gian ấy, tối về họ vẫn có không gian riêng cho việc đọc sách, nghiên cứu thứ gì đó mà ta đâu biết. Vậy sao ta có thể phán xét một người qua việc sử dụng điện thoại nhiều quá mức được?
Nhiều người bảo “Đi đứng không chịu quan sát khung cảnh xung quanh mà chỉ cứ chằm chằm nhìn màn hình, thật là quá đắm chìm sống ảo!” Nhưng nếu bạn đi trên một con đường ngày này qua ngày khác, bạn sẽ mất dần cái thú khám phá vẻ đẹp của nó thôi (Trừ khi bạn là một người đam mê nhiếp ảnh đường phố như tôi hí hí). Thế là họ đành mở điện thoại ra để cập nhật thông tin. Chẳng phải đó là mục đích sử dụng của chiếc điện thoại hay sao?

Ngày xưa Tivi giữ người ta ở nhà của mình; sau này, máy tính giữ người ta trong phòng của mình; và nay, điện thoại giữ mắt chúng ta gắn vào màn hình của mình. Tivi là phát minh vĩ đại để chuyển từ việc cập nhật thông tin qua đài thì nay con người đã có thể đón nhận thông tin qua hoạt ảnh. Sau này máy tính cướp đi cơ số người xem Tivi vì nó cung cấp đủ những thứ cơ bản của một chiếc TV, lại còn đem đến những lợi ích cao hơn nữa. Và nay, chiếc điện thoại tiện lợi cũng được trang bị với những tác vụ cơ bản nhất có trên máy tính. Xã hội luôn đón nhận những tiến bộ. Và công nghệ đang phát triển trên chiếc điện thoại khiến ta giật mình chấp nhận rằng: Chúng ta ngày một trở nên sống ảo, ai cũng vậy.
Đó là một sự hiển nhiên, một xã hội thay đổi sang hướng số hóa bắt buộc các thành viên trong đó thích ứng theo. Chúng ta không thể làm việc hiệu quả mà phủ nhận tầm quan trọng của việc giữ liên lạc và cập nhật thông tin liên tục qua điện thoại được.
Dù đây là hiện thực đau đớn chúng ta có thể mường tượng ra, chúng ta có thể làm gì?
Nghiện điện thoại còn chưa đáng sợ bằng cái này: Thế giới xoay quanh công nghệ thực tế ảo. Tức là sao? Là thứ công nghệ được phát triển để đưa bạn vào thế giới ảo, một không gian khác mà bạn có thể trải nghiệm như thực sự hiện diện tại đó, trong khi bạn chỉ đang ở trong một căn phòng nhỏ với đầy đủ phụ kiện và kết nối.
Thế giới đang chuẩn bị cho những điều không tưởng như vậy, vậy thì bạn nghĩ việc quay đầu với xu hướng toàn cầu của việc sử dụng điện thoại có thể đem lại hậu quả gì? Đó là sự tụt hậu, và cô lập.
Tôi nói nãy giờ không phải là để cổ xúy việc dùng điện thoại nhiều lên! Mà để nói rằng sử dụng điện thoại nhiều là điều tất yếu trong xã hội ngày một phát triển. Bạn không nên cực đoan nói “không” hoàn toàn với nó, mà cần thích ứng, sử dụng nó một cách khôn ngoan hơn. Bằng cách nào?
2 cách làm giảm tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại quá nhiều
Một là, bạn nên kỷ luật bản thân về khung giờ sử dụng điện thoại. Một khung giờ cố định trong ngày loại bỏ hoàn toàn thông báo điện thoại sẽ giúp bạn tập trung học tập hay làm những công việc mà quyết định bạn khác biệt với những người khác. Hơn nữa, một khung giờ cố định như vậy sẽ tạo thói quen để bạn có thể duy trì nó lâu dài.
Hai là, khi nào cảm thấy thực sự chán ngấy rồi, thì đó là khi ta cần một liều detox. Chán drama trên mạng xã hội thì dùng Facebook detox, mệt mỏi vì cứ phải trực tin nhắn công việc thì chọn work detox như nghỉ dưỡng một thời gian, tránh xa công việc để lấy lại năng lượng. Sau đó, lại tiếp tục trở về với guồng quay cũ và bạn sẽ lại xử lý được vấn đề thôi.
Vậy là bạn vừa đọc bài viết bàn về Nghiện điện thoại, hãy kết nối với mình qua các mạng xã hội tại địa chỉ hashtag #conhinhconchu để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhé! Rất vui được chia sẻ cùng mọi người!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của tôi và mong muốn góp ý, tôi viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do tôi thích chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do tôi thích chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do tôi thích chụp ảnh đen trắng Một [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, tôi sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3