Như ở bài viết trước về bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh, mình có nói rằng nó đôi khi được coi là phiên bản giản thể của tỉ lệ vàng. Vậy tại sao bố cục 1/3 (Rule of thirds) và tỉ lệ vàng (Golden Ratio) lại đáng quan tâm đến thế đối với không chỉ những nhiếp ảnh gia mà còn cho tất cả những ai đang cầm trên tay một chiếc smartphone để đọc bài viết này?

Cùng mình giải mã sự thần kỳ của tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh nhé!

A. Khái niệm: Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh là gì?

Ôi cái khái niệm cũ rích này mà cũng cần phải đem ra để định nghĩ á? Ai mà chẳng được dạy về tỷ lệ vàng khi kinh qua môn Toán lớp 7 chứ?

Phải, chúng ta hầu hết đều được học về nó trên ghế nhà trường.

Định nghĩa tỉ lệ vàng

Tỉ lệ vàng trong toán học thường được ký hiệu bởi chữ cái Hy Lạp ϕ (Phi). Nó xấp xỉ bằng 1,618. Đây là tỉ lệ của một đoạn thẳng được cắt ra làm 2 phần khác nhau với điều kiện tỉ lệ của cả đoạn so với đoạn dài hơn bằng với tỉ lệ của đoạn dài hơn so với đoạn ngắn hơn.

Mình lấy ví dụ bằng phương trình cho dễ hình dung nhé.

Giả dụ đoạn đó là ϕ (Phi), chia 2 đoạn a và b thì: a + b = ϕ và ϕ/a=a/b.

(Nguồn: Britannica.com)

Creativebloq.com thì lấy ví dụ thế này: Nếu có một hình chữ nhật và bạn chia đôi nó thành một hình vuông một hình chữ nhật. Thì hình chữ nhật mới sẽ có tỉ lệ chiều dài, chiều rộng giống với hình còn lại.

Từ đó người ta vẽ ra một đường xoắn tỉ lệ vàng.

Chân dung cô gái - Tỉ lệ vàng trông nhiếp ảnh
Credit: @Ferdinand Studio on Unsplash

>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh

B. Vì sao hiểu về tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh lại quan trọng?

Tỉ lệ vàng được phát hiện bởi Ơ-clit. Ông miêu tả nó như là một “tỉ lệ cực chuẩn”. Quả thực nhà toán học người Hy Lạp đã đúng. Dựa vào tỉ lệ vàng, nhiều công trình lịch sử vang danh đã ra đời bởi đôi bài tay và trí óc con người.

Ảnh kim tự tháp có tỉ lệ vàng
Credit: Steffen Gundermann | Unsplash

Đó là đên Pa-thê-nôn của Hy Lạp hay Kim Tự Tháp Ai Cập. Chúng đều sử dụng tỉ lệ vàng để tạo ra kết cấu bền vững và thu hút về nghệ thuật.

Đền Parthenon
Credit: Francesca Noenmi | Unsplash

Leonardo da Vinci sẽ còn mãi được lưu danh với bức vẽ Mona Lisa. Bạn có biết không, nó cũng là một ví dụ tiêu biểu sử dụng tỉ lệ vàng đó.

Hơn nữa, tỉ lệ vàng trong tự nhiên lại vô cùng nhiều, hiểu về tỉ lệ vàng sẽ giúp chúng ta tận dụng những ưu ái tự nhiên ban tặng. Tiếp tục đọc phần tiếp sau để khám phá thêm nhé!

C. Tìm tỉ lệ vàng thế nào, ở đâu?

Như mình nói ở trên, tỉ lệ vàng xuất hiện rất nhiều ngoài tự nhiên. Bạn sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi nhận ra mình đã gặp chính rất nhiều mà không nhận ra.

Con ốc sên
Credit: Luke Brugger | Unsplash

1. Những bông hoa

Những bông hoa được hình thành trên những cấu trúc cánh hoa được sắp xếp theo tỉ lệ vàng. Chẳng vậy mà mình cũng như ai khi mới bắt đầu tập chụp đều được khuyên “hãy kiếm mấy chỗ nhiều hoa hoét mà chụp”.

Đó là một lời khuyên hữu ích bởi chụp hoa thì auto đẹp; tỉ lệ vàng giúp bông hoa cuốn hút.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Marvin E. (@marvin_xing)

Vấn đề duy nhất với nó là mọi người ai cũng chụp hình với hoa nên nó trở nên ngày một nhàm chán và kém thu hút. Nhưng với cái chất riêng của mình, bạn vẫn hoàn toàn có thể nổi bật hơn.

Ảnh dưới đây mình chụp một bông hoa dạ yến thảo nhưng thay vì chụp theo cách thông thường, mình sử dụng kĩ thuật intentional camera movement (tạm dịch: kĩ thuật di máy có chủ đích).

Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh chụp hoa
Kodak Eastman- Pác Bó, Cao Bằng 1/2021

2. Lối cầu thang

Nghe thật quen…

Phải vậy! Lối cầu thang đã được nhắc đến trong bài viết Đường dẫn trong nhiếp ảnh của mình trước đó.

Đến đây bạn lại càng có thêm lý do để tìm một góc sống ảo nào đó có những chiếc cầu thang quyến rũ nhé!

Kiến trúc cầu thang xoắn

Credit: Dan Freeman on Unsplash

Tuy nhiên, cần phải chú ý điểm này: không phải cầu thang nào cũng hình thành tỉ lệ vàng. Nhưng chỉ cần để ý một xíu thôi là bạn có thể biết khi nào mình có thể tận dụng nó.

Lời khuyên của mình là tìm những cầu thang dạng vòng xoắn vì nó bắt chước tỉ lệ vàng.

3. Vùng sông núi

Sông và núi trong tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh

Credit: Photographyimproved.com

Những con sông, những ngọn núi là cặp đôi được các nhiếp ảnh gia tận dụng rất nhiều để dẫn dắt đôi mắt người xem.

Chúng ta sẽ tìm hiểu cách họ làm thế nào ở phần sau của bài viết nhé!

4. Những chiếc ghế

Ta có thể tận dụng được nhiều thứ ngay trong căn phòng để sử dụng tỉ lệ vàng. Một trong số những thứ được sử dụng nhiều nhất chính là chiếc ghế sô-fa trong căn hộ của bạn.

Chân dung cô gái - Tỉ lệ vàng trông nhiếp ảnhChân dung cô gái - Tỉ lệ vàng trông nhiếp ảnh

Credit: Ferdinand Studio on Unsplash

Để làm được điều đó dễ dàng nhất, bạn cần có một người mẫu là nhân vật chính. Chiếc ghế sẽ đóng vai trò phụ trợ đưa trung tâm chú ý đến nhân vật chính.

5. Những chiếc võng

Ồ, cái này mới!

Và nó cũng mới với mình luôn. Khi tìm hiểu thêm về tỉ lệ vàng cho bài viết này, mình hình thành một tip nhỏ cho bản thân là hãy tìm những thứ tròn tròn, võng võng làm đường dẫn tỉ lệ vàng. Và mình nghĩ đến cái võng, Nhưng đúng thật. Bạn có thể tận dụng nó.

>>> Cùng chuyên mục: Đường dẫn trong nhiếp ảnh: Tại sao, ở đâu, làm thế nào?

D. Sử dụng tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh như thế nào?

Đầu tiên bạn cần làm quen với dạng lưới tỉ lệ vàng có cài đặt trên thiết bị của bạn. Nó khá giống với những cài đặt mà mình đã hướng dẫn các bạn ở bài viết bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh.

Bởi vì bố cục chia phần của 1/3 và tỉ lệ vàng khá giống nhau mà chỉ có điện thoại Android có phần cài đặt này nên các bạn tham khảo bài viết Bố cục 1/3 nhé!

* Cách cài lưới tỉ lệ vàng trên điện thoại Android: Vào phần chụp ảnh > Bấm vào nút mũi tên hướng xuống ở trên đỉnh màn hình > Chọn biểu tượng setting ⚙️ > Chọn Grid Type > Chọn Golden Ratio.

Bởi vì nhiều bạn không có sẵn dạng lưới tỉ lệ vàng nên các bạn cần ghi nhớ và hình dung hình mẫu ra dưới đây nhé!

Lưới grid trên điện thoại android
Lưới tỉ lệ vàng trên Google Pixel 2

Còn giờ thì đến phần tìm hiểu các cách sử dụng Golden ratio nha! Có 3 cách để tận dụng tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh:

1. Đặt chủ thể ở điểm cuối đường xoắn ốc

Cô gái phía cuối cầu thang
Credit: Natalya Letunova | Unsplash

Khi bạn sử dụng cách này thì nó sẽ khá giống với việc bạn để chủ thể ở điểm giao nhau của cách đường lưới trong bố cục 1/3. Do vậy ở bài trước mình mới nói, bố cục 1/3 “đôi khi” được xem là phiên bản đơn giản của tỉ lệ vàng.

2. Đặt nhiều thành phần phụ trên đường xoắn

Cái này thì khác những gì bạn đọc được bên phần bố cục một phần ba nè.

Những đứa trẻ ngồi trên ghế

Credit: Amin Alavi on Unsplash

Việc đặt nhiều thành phần phụ trên đường xoắn sẽ góp phần dẫn dắt mắt người xem. Nếu bạn còn có chủ thể ở cuối đường xoắn nữa thì bức ảnh sẽ lại còn càng cuốn hút.

3. Sử dụng những đối tượng phụ mang tỉ lệ vàng để che khuyết điểm trong chụp chân dung

Các bạn đã biết tỉ lệ vàng rất cuốn hút mà mang tính thẩm mĩ. Do đó, nó sẽ làm tăng vẻ đẹp của tấm hình.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by @medine10293

Khi bạn chụp chân dung của một chủ thể có khuyết điểm về nhan sắc hoặc đơn giản muốn tấm hình đó thú vị hơn, thu hút hơn, hãy tính đến việc thêm vào đó một yếu tố chứa tỉ lệ vàng như một bông hoa.

101 mẹo tạo dáng

E. Những lưu ý khi sử dụng tỉ lệ vàng trong chụp ảnh

1. Tỉ lệ vàng khá khó áp dụng. Thay vì thế bạn có thể sử dụng bố cục một phần ba thì sẽ đơn giản hơn.

2. Cố gắng phân bố chủ thể dọc theo đường xoắn tỉ lệ vàng dẫn đến chủ thể.

3. Vì tỉ lệ vàng khó hình dung và áp dụng, nếu bạn chưa nắm vững (mình cũng vậy), bạn được khuyên hãy tạm quên nó khi chụp hình và chỉ sử dụng nó trong phần hậu kỳ thì sẽ tốt hơn và sẽ quen dần với nó.

4. Bắt đầu bằng việc chụp những loài hoa vì nó dễ dàng kiếm được.

F. Mẹo chọn địa điểm chụp hình tận dụng tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh

1. Những vườn hoa hoặc giàn hoa căn hộ

Đây là địa điểm có thể tận dụng được nhiều nhất những ưu ái thiên nhiên ban tặng.

Ốc sên trên lá cây
Credit: Kelly Sikkema | Unsplash

Tại những vườn hoa bạn không chỉ được chụp hình các bông hoa theo tỉ lệ vàng mà còn có thể tận dụng đường dẫn trong nhiếp ảnh, bố cục 1/3, tiền cảnh, hậu cảnh đa dạng, và nhiều lợi thế khác.

2. Hầu hết các tiệm Cafe

Lại là các tiệm cafe?

Đúng vậy! Các tiệm cafe bài trí rất tốt, họ tính đến từng chi tiết nhỏ có thể giúp cửa hàng thu hút và giữ chân khách hàng. Có lẽ do vậy nên không tiệm cà phê nào thiếu hoa và những kiến trúc đặc biệt.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by c a i t l i n (@sweetlifeonfourth)

Hãy chú ý hơn một chút bạn có thể có những tấm hình đẹp với hoa, với kệ sách, ghế sofa, và lối cầu thang những nơi như vậy.

3. Homestay

Giống với các tiệm cafe, các homestay cực kỳ tỉ mỉ trong việc bài trí không gian.

Điểm cộng của họ còn là sử dụng những chất liệu từ thiên nhiên như gỗ, lứa, hoa,…

4. Bảo tàng và các công trình kiến trúc

Bảo tàng là nơi ghi lại vô số những tinh hoa của nhân loại.

Tỉ lệ vàng đã từ lâu được phát hiện và sử dụng trong nghệ thuật và đời sống thường ngày của nhiều nền văn minh cổ.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by T u ấ n ??‍? (@phm_th_tuan)

Tỉ lệ vàng cũng có thể tìm thấy ngay trong kiến trúc thiết kể ở các bảo tàng.

5. Workshop nghệ thuật

 

View this post on Instagram

 

A post shared by vnlâm (@_vnlam_)

Tỷ lệ vàng được sử dụng nhiều trong nghệ thuật. Tại sao không tham gia các workshop nghệ thuật để xem các nghệ sĩ đang sử dụng nó như nào?

6. Cầu thang chung cư cũ

Chung cư với nhiều tầng cao thường sẽ có thiết kế cầu thang dạng xoắn.

Những chung cư cũ lại thường được thiết kế dạng thang đi bộ xoắn tròn sẽ giúp dễ dàng tận dụng tỉ lệ vàng hơn.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Sen (@leehieu.192)

7. Trí tưởng tượng & bất cứ nơi đâu

Tỉ lệ vàng có thể được sử dụng ở nhiều nơi nếu bạn sáng tạo để tận dụng những gì sẵn có.

Ví dụ, tại nhà bạn thì đã có sẵn ghế sofa hoặc cầu thang xoắn. Khi lên núi bạn có thể tận dụng những dãy núi, hàng cây, đứa nó dọc theo đường xoắn tỉ lệ vàng. Còn nhiều ví dụ khác đang đợi bạn tự khám phá.

Dưới đây là hình mình chụp bác mình đang làm rau, mình đã nhanh trí đặt lại chiếc nón để nó tạo đường dẫn theo đường xoắn tỉ lệ vàng.

Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Nông dân cắt rauTỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Nông dân cắt rau

Kodak Vision 3 500T- Tây Tựu, Hà Nội 6/2020

Hay một lần đi hiến máu tại Viện huyết học truyền máu Trung Ương, mình đã chụp tấm này khi đang đi từ tầng trên xuống để ra về. Nhận thấy có lối cầu thang cùng với bạn nữ đang đứng ở vị trí 1/3 và có đường dẫn nên mình chụp ngay. Thực ra hồi đó mình chưa biết gì về tỉ lệ vàng cả ???

Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh - Cầu thang bệnh việnTỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh - Cầu thang bệnh viện

Kodak Colorplus – NIHBT, Hà Nội 9/2019

>>> Xem nhiều ảnh chụp bằng film của mình hơn nữa ở đây nhé!

G. Lời kết

Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh được đánh giá cao không phải ngẫu nhiên. Nó có cả  những ủng hộ mang tính khoa học đằng sau đó.

Sử dụng được nó yêu cầu nhãn quan phân tích và sáng tạo cao, qua đó thể hiện được tính chuyên nghiệp của người cầm máy.

Tuy nhiên, sử dụng nó cũng rất khó nên cần luyện tập thật lâu dài và bền bỉ. Do đó, mình khuyên mọi người hãy tập làm quen với bố cục 1/3 và hậu kì với tỉ lệ vàng trước khi áp dụng nó khi chụp hình của mình.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình! Mọi ý kiến đóng góp, phê bình xin để lại tại phần comment phía dưới.

Các bạn cũng có thể kết nối trên các mạng xã hội qua hashtag #chinhhunky để tìm đến mình nha!

Bài viết nổi bậtXem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status