Cá nhân mình thích chụp hình đời thường, có bối cảnh, gắn kèm nội dung. Vậy nên có thể nói mình thích thể loại ảnh phóng sự và đường phố. Hôm vừa rồi có đọc được một bài báo về nhiếp ảnh gia Jim Cornfield thì đầu óc đã mở mang thêm được nhiều điều về nhiếp ảnh phóng sự, đặc biệt là về Environmental Portrait. Hóa ra nó là thứ ảnh mình vẫn luôn tìm kiếm mà chỉ là chưa biết gọi tên là gì. Vậy hôm nay hãy cùng mình tiếp tục series giới thiệu nhân vật nhiếp ảnh bằng việc viết về Environmental portrait (tạm dịch: Chân dung bối cảnh) nhé!
Environmental Portrait là gì?
Environmental Portrait là dạng nhiếp ảnh chân dung mà kể một câu chuyện sâu sắc hơn về nhân vật dựa vào bối cảnh thân thuộc xung quanh nhân vật.
Nếu các bạn có đọc bài chia sẻ về chụp chân dung tự nhiên mình từng viết cách đây không lâu thì sẽ thấy là chụp chân dung nói khó không khó mà nói dễ cũng chẳng phải dễ. Ngoài việc để nhân vật tự nhiên, thể hiện cái chất của họ nhất, thì yếu tố bố cục kỹ thuật cũng cần đảm bảo. Và để nó thực sự có sức ảnh hưởng, truyền tải được cảm xúc, nội dung, thông điệp thì lại còn yêu cầu cao hơn nữa. Vậy ở bài hôm nay xin chia sẻ đôi chút về cách Jim Cornfield chụp Environmental Portrait để bức ảnh có sức truyền tải, có sức ảnh hưởng sâu đậm hơn nữa.
Jim Cornfield là ai?
Jim Cornfield là một nhiếp ảnh gia thương mai kì cựu, một nhà báo, và nhà văn người Mỹ.
Ảnh của Cornfield xuất hiện trên nhiều ấn phẩm trên toàn cầu, gồm những tác phẩm cho NBC, CBS, Paramount Pictures, Fox Television,…
Có lẽ bởi kinh nghiệm trong nghề báo, những bức hình của ông thường hướng tới truyền tải nội dung nhiều. Ông cũng tự thừa nhận: “Tôi đã học hỏi nhiều điều về nhiếp ảnh nhờ công việc biên tập và viết sách của mình”.
>>> Đọc thêm về chuỗi bài giới thiệu nhân vật nhiếp ảnh:
- Nhân vật nhiếp ảnh #1: Adam Miller dữ dội với bộ ảnh chụp phố đông New York
- Khiêm nhường chụp ảnh góc thấp qua lens góc rộng
Những câu chuyện của Jim Cornfield về chụp chân dung bối cảnh
Câu chuyện chụp chân dung bối cảnh của Jim Cornfield, thú vị thay, lại đến từ việc thiếu tốn, dẫn tới phải tận dụng chất liệu khả dụng ngay xung quanh chủ thể.
Ví dụ khi được chỉ định chụp ảnh cây viết George Plimpton nổi tiếng, ông không có nhiều thời gian để chụp nhân vật vì chính George Plimpson, một phóng viên thể thao đang có deadline cho riêng mình. Vậy là Jim Cornfield đã nhanh trí chọn được con cá sấu gỗ ở góc phòng để chụp cùng George sau khi biết nó là một kỷ niệm gắn liền với sự nghiệp làm phóng sự của Plimpton.
Jim làm vậy bởi ông hiểu ông không có thời gian để set up đèn đóm, phông nền, blah blah cho bức hình của mình. Nhưng bức ảnh cuối cùng lại chứa nhiều nội dung ý nghĩa hơn thế!
Một lần khác, khi chụp hình Thomas Noguchi, một bác sĩ khám nghiệm nổi tiếng ở hạt Los Angeles vào năm 1970s, ông đã dành cả một sáng để nói chuyện với bác sĩ Noguchi ở ngay tại nơi làm việc của ông ấy. Câu chuyện càng kéo dài, Jim càng ngưỡng mộ người bác sĩ đã và đang làm tử xét nghiệm tử thi cho bao nhiều người nổi tiếng như chính trị gia Robert F. Kennedy, diễn viên Sharon Tate, hay Natalie Wood. Cuối cùng, ông chụp Noguchi trong bộ đồng phục trắng đứng trước những khung cửa kim loại nơi mà đằng sau đó là những tử thi ông xét nghiệm được cất giữ.
Ông cho rằng: “Con hình phải truyền tải thực sự nhanh, nó phải nói được ‘đây là con người ấy, và đây là những gì họ làm'”.
Với Jim Cornfield, những con hình là kết quả của sự thấu hiểu với chủ thể mình chụp, cũng như khả năng tạo ra những mối liên kết giữa những thành phần gần như không thể tách rời trong một không gian (environment). Về điều này, ông cũng nói thêm: “Ở mỗi bối cảnh, có sẵn một sợi chỉ vô hình nối tất cả các câu chuyện đằng sau. Nối những sợi chỉ lại với nhau chính là cách tạo ra một nhiếp ảnh gia chụp ảnh chân dung bối cảnh tuyệt vời!”
Hi vọng bài viết có thể giúp các bạn phần nào hiểu hơn về nhiếp ảnh chân dung bối cảnh, cũng như áp dụng vào những con hình của mình!
Bản thân mình thì cũng có vài con hình từng chụp mang đúng chất Chân dung bối cảnh, xin phép chia sẻ với mọi người phía dưới:


>>> Xem toàn bộ series qua tag #gioithieunhanvat hoặc link https://conhinhconchu.com/tag/nhan-vat-nhiep-anh/

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của mình và mong muốn góp ý, mình viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do chụp ảnh đen trắng của mình Một là, ảnh [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, mình sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3