Bữa nay, mình đọc lại cuốn Dám bị ghét (The Courage to be disliked) của Fumitake Koga và Ichiro Kishimi. Đây là cuốn sách đem lại cho mình nhiều suy nghĩ tích cực và có thêm động lực đưa ra các quyết định trong cuộc sống.
Dừng lại tại Chương 4, mình viết lại một vài ghi chú nhỏ mà bản thân thấy rất đúng và có ích. Bối cảnh đó là cuộc tranh luận giữa nhân vật Triết gia với Chàng trai trẻ về “sự tức giận” – điều chúng ta thường xuyên phải đối phó trong đời sống hàng ngày.
Tức giận là một quyết định
Chàng trai trẻ kể về trải nghiệm đáng tiếc xảy ra hôm trước đó, khi đang ngồi cà-phê thì bị nhân viên lỡ tay làm đổ đồ lên người, và anh ngay lập tức trút giận lên cậu nhân viên kia. Anh cho rằng hành động bộc phát đó là không thể tránh khỏi và nó chỉ là một phản ứng rất bình thường cho sự khó chịu tột độ của anh thôi.
Về phía triết gia nói gì?
Ông đưa ra cho anh ta một câu hỏi: “Liệu khi đó, với một con dao cầm trong tay, cậu sẽ đâm chết người ta chứ?”
Câu hỏi khiến chàng trai sững lại: “Dĩ nhiên là không rồi. Đó là 2 việc hoàn toàn khác nhau!”
Triết gia giải thích rằng, cảm xúc tức giận của anh ta chẳng qua là nhu cầu muốn đạt được mục đích. Mà mục đích ở đây là được trút giận lên sai lầm của người khác chứ không đơn giản chỉ là cơn tức giận bộc phát. Bởi nếu bộc phát từ tiềm thức thì anh ta không thể “sáng suốt” chọn khi nào thì tấn công và dừng lại như thế được. Tức là, mỗi cơn giận diễn ra đều do chúng ta quyết định xem có nên giận hay không? Rủi ro quá cao thì ta sẽ dừng lại.
Dù chưa hiểu lắm về ý “nhu cầu muốn đạt được mục đích” được nói tới bởi triết gia ở trên, mình vẫn thấy ví dụ này rất hay và khiến mình nhớ đến một trải nghiệm tương tự. Và cũng từ câu chuyện này, mình rút ra được một nhận định: Mỗi người có một mức độ kiềm chế bản thân nhất định, càng cố gắng thì sẽ càng kiểm soát sự giận dữ tốt hơn.
Làm sao để kiềm chế cảm xúc nóng giận
Mình nghĩ rằng chúng ta nên chủ động nhìn nhận mức độ nóng giận và xác định được mức độ ấy của bản thân (yêu cầu phải rất cởi mở, không bảo thủ mới làm được điều này), từ đó đặt ra mục tiêu ngày một tốt hơn cho mức độ “điểm đạm” của mình.
Ví dụ, nếu mức độ của chàng trai phía trên là “dù chuyện tồi tệ nào đi chăng nữa, sẽ không bao giờ dùng những vật sát thương mạnh như dao, kéo để tấn công người khác”, thì giờ mục tiêu ngày càng lớn của anh ta là “dù chuyện tồi tệ tới đâu sẽ không bao giờ dùng nắm đấm” > “Dù chuyện tồi tệ đến đâu, sẽ không thèm chửi bới” > “Dù chuyện tồi tệ đến đâu sẽ không đập phá thứ gì cho bõ tức” > “Dù chuyện tồi tệ tới đâu cũng sẽ không có ý làm tổn thương người khác, tổn thương mình” > Và cuối cùng, “dù chuyện tồi tệ tới đâu thì cũng bình tĩnh nhìn nhận, thậm chí phản ứng bằng một nụ cười để khiến mọi chuyện dễ chịu hơn”,…
Tóm lại, nguồn cơn của sự giận dữ tới từ việc cho phép bản thân được giận dữ; ngày càng hạ cái trần của sự rủi ro thì sẽ càng kiểm soát bản thân tốt hơn, trở nên điềm tĩnh hơn.
Quan trọng là phải hiểu mức độ giận dữ của mình. Nếu không thì sớm hay muốn sự nóng nảy sẽ đem lại mối họa đủ lớn để ta tỉnh ngộ. Có những người vì một phút bốc đồng mà phải trả giá bằng cả mạng sống, và không bao giờ có cơ hội làm lại nữa.

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của mình và mong muốn góp ý, mình viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do chụp ảnh đen trắng của mình Một là, ảnh [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, mình sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3