– Tâm trí của bạn sẽ như thế nào nếu tôi có thể chụp ảnh nó?
– Mọi người có những ý kiến khác nhau về những gì đã thấy trong một bức tranh.

Có lần đi du lịch ở Hong Kong nhưng không biết nói tiếng Quảng Đông. Theo kinh nghiệm, ngoài việc tải về các ứng dụng giao tiếp, tôi đã mang theo một cuốn sách ảnh. Tôi chỉ vào bánh mì để mua bánh mì, chỉ vào hình nhà vệ sinh để được giúp tìm. Ngoại trừ một trường hợp khi tôi chỉ vào bức ảnh của một chiếc giường, thì người tài xế taxi đưa đến một cửa hàng đồ nội thất thay vì ở khách sạn.
Một bức ảnh đẹp có thể khiến chúng ta suy nghĩ và thay đổi quan điểm về một khía cạnh nào đó. Phụ nữ muốn có một hình ảnh tuyệt vời không phải là dễ dàng. Họ phải tập gym mỗi ngày trong nhiều năm. Thêm vào đó, kiểm soát lượng thức ăn, và biết kiềm chế cơn thèm ăn. Điều đó thật là đáng sợ, chẳng khác nào tập luyện kung fu. Đàn ông nếu không có lợi thế hấp dẫn nào ở ngoại hình. Có thể tỏa sáng trong ảnh bởi vẻ đẹp trí thức của mình. Bởi vì trí tuệ là một thông điệp của sự kiên trì rèn luyện học hỏi lâu dài.
Hãy lấy một ví dụ. Chúng ta có cuộc sống trực quan hơn nhiều so với lời nói. Mọi người dành rất nhiều thời gian để nhìn, vì sự việc sẽ được nhận ra nhanh chóng hơn. Trên thực tế, nhiều người có thị giác cực kỳ nhạy cảm với những thứ nhỏ nhặt nhất. Cho nên có câu “Một bức tranh đáng giá nghìn từ”.
Ví dụ khác, một người chưa bao giờ sử dụng máy tính, họ phải đọc hướng dẫn các quy tắc sử dụng chuột để tương tác. Việc này có vẻ phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên, hãy quay phim ai đó đang sử dụng chuột, và rất nhanh chóng người này có thể hoàn toàn nắm bắt được.
Hạnh phúc là gì? Vô tội là gì? Sự dễ thương và vẻ đẹp của thiên nhiên? Nếu bạn có thể trả lời những câu hỏi này, và thu thập chúng lại. Bạn có thể sẽ hoàn thành luận án tiến sĩ về văn chương. Tuy nhiên, tất cả các điều này có thể được một hoạ sĩ diễn đạt sinh động vào bức tranh. Bây giờ chỉ cần xem nó, thậm chí không cần phải giải thích bằng lời.
Đôi khi lời nói có thể truyền tải cảm xúc mà hình ảnh không làm được. Chỉ bằng ngôn ngữ, người ta mới có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Từ ngữ là một công cụ trí tuệ cấp cao hơn hình ảnh. Một công cụ mà chúng ta phải đào tạo sâu rộng để trở nên thành thạo với chúng. Điều đó nói lên rằng, có những lúc lời nói còn hiệu quả hơn hình ảnh. Nhiều bức tranh gây ra hiểu nhầm, đôi khi không đáng tin cậy. Bộ não ghi nhớ và cảm nhận tốt hơn với nội dung trực quan. Ngay cả khi bạn đang đọc một cuốn tiểu thuyết, bạn vẫn hình dung ra những cảnh đó trong đầu. Chúng giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn.
Trong thuật ngữ kỹ thuật, trung bình trong tiếng Anh độ dài của một chữ có khoảng 5 ký tự.
1000 chữ <> 5100 ký tự = 5 Kilo Bytes (khoảng).
Kích thước trung bình của hình ảnh mỗi định dạng trên Internet:
- JPG = 11,8 Kilo Bytes
- PNG = 4,4 Kilo Bytes
- GIF = 2,4 Kilo Bytes
Vì vậy, một hình JPEG trung bình bằng hai nghìn chữ, và một PNG trung bình là một nghìn chữ.
Chúng ta bị thu hút bởi màu sắc và hình thức hơn là lời nói. Từ ngữ hơi quy tắc ngữ pháp, nó đòi hỏi trí não hoạt động nhiều hơn. Và chúng ta không thực sự cần lời nói để nhận ra điều gì đó, lời nói đến sau, trải nghiệm có trước. Chẳng hạn, chúng ta thấy sét đánh rồi sau đó mới nghe được âm thanh trời gầm. Một tấm hình bệnh hoạn của người ung thư phổi do hút thuốc, sẽ có tác dụng truyền tải thông tin nhiều hơn là những lời giải thích thuốc lá có hại như thế nào.
Mặc dù một bức tranh có giá trị bằng nhiều từ ngữ, nhưng thường thì nó rất cần một số lời để cung cấp cho nó ngữ cảnh. Nếu không có những ngôn từ đó, người xem phải tạo ra bối cảnh, mà thường sẽ không như ý muốn của nhiếp ảnh gia hoặc hoạ sĩ.
Về cơ bản, bạn có thể nghe ai đó kể một câu chuyện về ma, và họ đã nhìn thấy một, hai lần như thế nào. Nhưng bạn sẽ không tin họ. Tất nhiên, trừ khi họ cho bạn xem một bức ảnh, hoặc con ma thật sự xuất hiện trước mặt bạn. Xem phim, so với việc đọc cuốn sách cùng một câu chuyện, bạn cảm thấy cái nào hài lòng hơn?
Khi nào thì bức tranh không có giá trị bằng một ngàn lời nói? Đó là trường hợp của người mù. Lúc này một nghìn từ có giá trị hơn một bức tranh. Trong những tình huống này nội dung của giao tiếp không đặc biệt thích hợp để thể hiện bằng hình ảnh. Vẽ một bức tranh bằng lời là chính xác những gì bạn cần phải làm với những người khiếm thị.
Các nhà văn tạo ra những bức tranh bằng ngôn từ. Hoạ sĩ kể những câu chuyện bằng hình ảnh. Nhạc sĩ diễn đạt qua sáng tạo của âm nhạc. Phương tiện được sử dụng để giao tiếp và truyền cảm xúc là vô hạn. Tất cả chúng ta đều sử dụng từ ngữ trong nghệ thuật riêng của mình. Nếu bạn cố gắng mô tả một bức tranh thật chi tiết, cho dù bạn có dùng bao nhiêu từ đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ chuyển bức ảnh đó từ tâm trí của mình sang người khác. Đối với nghệ thuật tranh ảnh, trái tim và bộ não của chúng ta có thể hiểu tốt hơn nhiều so với việc nói ra bằng lời của mình.

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của mình và mong muốn góp ý, mình viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do chụp ảnh đen trắng của mình Một là, ảnh [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, mình sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3