Chị gái của ông nội mới mất cách đấy vài ngày. Có nỗi buồn nào đó vương lại nơi đây. Thương bà là một phần, phần nữa là bởi nó nhắc nhở tôi nhớ về ông nội, bà nội; 2 người cũng mới rủ nhau ra đi cách đây 2 và 1 năm.
Trong dân gian vẫn thường truyền tai nhau câu nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” như để nói về sự yêu thương, chiều chuộng vô điều kiện đến quá thể từ những người phụ nữ trong gia đình đối với những đứa con, đứa cháu bé nhỏ. Nếu như tình yêu từ bà thật sâu đậm, gom góp cho cháu bao tình thương và niềm vui của tuổi thơ, thì về phần tính cách, sở thích, sở trường cháu thấy học được từ những người đàn ông nhiều hơn.
—
Tôi không sớm nhận ra điều này cho tới khi nhớ về ông nội nhiều hơn; Những khi đó, tôi nhớ về sâu tận những ngày xa xưa nhất mình có thể nhớ, những năm cấp 1. Ông, bà là người yêu động vật, thế là mỗi chiều tan học về thẳng sân nhà ông bà nội làm bài, tôi lại được quây quần bởi đám chó, mèo. Còn nhớ cô giáo Tâm lý học hồi đại học bảo mình: “Các em muốn có tình cảm, yêu thương ai đó nhiều, thì gặp gỡ, tiếp xúc với họ nhiều vào, ắt sẽ phát triển tình yêu”. Nó đúng với mọi vật, và động vật.
Ông bà là “nguồn cung” chó, mèo nhiều nhất cho nhà tôi. Nhà tôi dựng lên giữa đồng nên đám chó mèo đôi khi cũng ham chơi, chạy lạc. Mỗi lần như thế thì lại phải vào xin ông, bà một bé mang về, và ông lại dặn dò đủ điều. Ông dạy “con chó này mõm dài, tai vểnh khôn hơn này”, rồi ông dạy cách nhìn mông mèo để biết nó đực hay cái. Chọn được mèo rồi thì “ngồi xuống đan dây với ông, đợi ông đi kiếm dây buộc cúc đã”. “Mày giữ đầu này cho ông, xoay sang bên phải”. Xoay hết độ rồi, ông sẽ gập đoạn dây làm 2, lúc này nó sẽ tự quấn lại tạo thành một đoạn dây buộc mèo. “Về nhà nhớ xích nó vài ba hôm cho quen nhà đã thì hãy thả.”
Việc một đoạn dây buộc cúc biến hình ra được đoạn dây buộc mèo xinh xắn thật khiến một thằng ranh con sáng mắt. Từ đó, tôi lẽo đẽo theo ông học làm đủ thứ: tự đẽo xương diều từ tre để làm diều vải, tự chặt cành ổi làm con quay, kiếm vài cái que, cái gậy dẻo mà làm chõng kéo cá mini,… là ông truyền nghề hết.
Con người tôi trở thành
Khi có cho mình một thần tượng, một người thầy, cuộc sống của ta bị ảnh hưởng nhiều lắm. Tôi lớn lên trong sự sáng tạo của sự “tận dụng”, nên sau này không sự lãng phí nào thoát khỏi mắt tôi, tôi biến chúng nó thành một cách để sáng tạo, và yêu mấy công việc tái chế hơn; vừa tiết kiệm, lại vừa được thử nghiệm, sáng tạo. Cũng do đó, tôi thành một kẻ hay xin lượm lại mấy thứ mọi người vất đi, hay sưu tầm mấy thứ đồ cũ, hết công dụng rồi chẳng thèm vất mà sẽ để lại xem liệu sau này còn dùng được vào việc gì không. Về cái thói này, có thể miêu tả súc tích bằng cụm từ “Tiếc của”. Thói này cũng áp dụng vào phong cách làm việc của tôi nữa, rằng việc gì cũng ôm vào tự làm thì mới yên tâm. Thế thì, cũng có thể miêu tả tôi là một người “ôm đồm”.
Ông là người hay cười, nói chuyện thì tếu. Hình như sự tích cực của nụ cười có tính lan truyền (nhiều nghiên cứu cũng bảo thế), nên thành ra tôi có thể thấy mình cười nhiều hơn. Về khoản hài hước, có lẽ tôi đã chuyển hóa nó thành xàm xí nhiều hơn 🙁 cần phải cải thiện, cháu xin lỗi ông!
>>> Hãy kết nối với mình qua các mạng xã hội tại địa chỉ hashtag #conhinhconchu nhé! Rất vui được chia sẻ cùng mọi người!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Golden Ratio/Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Toán học thì liên quan gì đến nhiếp ảnh chứ?
Như ở bài viết trước về bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh, mình có nói rằng nó đôi khi được coi là phiên bản giản thể của tỉ lệ vàng. [...]
Th1
Ngẫm
Thế nào là tranh luận “lành mạnh”?
Hôm qua mình có chia sẻ một ảnh có Jeff Bezos, người giàu thứ 2 thế giới, với thông điệp phê phán những người cho rằng những tỷ phú như [...]
Th1
Nhiếp ảnh
Tương phản trong nhiếp ảnh: Không phải cứ cao là đẹp
Mặc kệ bạn có là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay chỉ là một người dùng smartphone từng và vẫn đang chụp ảnh, sự tương phản, hay độ tương [...]
Th1
Ngẫm
Tập trung làm việc: Khoa học đằng sau Deep work
Trong cuốn sách “Deep work rules for focused success in a distracted world” – Cal Newport có nhắc đến một nghiên cứu khá hay về “tập trung làm việc” từng [...]
Th2
Nhiếp ảnh
8 cách tạo chiều sâu cho ảnh & Những lưu ý, kinh nghiệm
Một bức ảnh thu hút là một bức ảnh kéo được sự tập trung, chú ý của người xem, đưa cho họ một lý do để ở lại và thuyết [...]
Th1
Nhiếp ảnh Ngẫm
Nhật ký nhiếp ảnh #2: Trò chuyện với người lạ mới quen | 2021/2/1
Hôm nay tôi dừng lại trên còn đường Cao Xuân Huy – Mỹ Đình với ý định chụp vài tấm ảnh, bù vào những lần tiếc nuối vụt qua những [...]
Th2