Cứ như thể bạn đang sử dụng cocain (Ma túy)… Nó khiến bạn muốn quay đi quay lại.
Cũng giống như nghiện thuốc lá, cảm giác quá quan tâm (FOMO: Fear Of Missing Out) của mạng xã hội là một chứng rối loạn về hành vi khó bỏ. Một nhóm người đang tụ họp nhưng không ai nói chuyện với nhau, vì ai cũng bận post cái gì đó hoặc check post của người khác. Họ thích nói chuyện với bạn bè online hơn là nói chuyện với người trước mặt mình. Nghiện mạng xã hội là một vấn đề dẫn đến sự suy thoái của giao tiếp bằng lời nói.
Chủ tịch đầu tiên của Facebook, Sean Parker, cũng đã công khai thừa nhận rằng: FB đặt mục tiêu lấy càng nhiều thời gian của người dùng càng tốt. “Khai thác lỗ hổng trong tâm lý con người”. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc thiết kế các tính năng như nút Like, Love v.v. Mang lại cho người dùng sự kích thích, khiến họ đăng thêm càng nhiều nội dung.
Thuật toán của các MXH được thiết lập để thâm nhập vào tâm trí và túi tiền của chúng ta. MXH là những phương tiện truyền thông xã hội chủ ý gây ảnh hưởng đến cảm xúc, sở thích và quyết định của bạn. Ngày nay, rất nhiều người nghiện điện thoại thông minh và mạng xã hội, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cá nhân tiếp nhận và sử dụng MXH như thế nào. Đối với một số người, phương tiện truyền thông xã hội như YouTube, TikTok v.v. lại là nguồn thu nhập rất tốt cho họ.
Đặc biệt, thế hệ trẻ là bằng chứng rõ rệt về việc nghiện mạng xã hội. Giao tiếp bằng lời nói, bằng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể (body language) đã bị giảm bớt khi họ nhìn xuống điện thoại để nhắn với nhau các cụm từ ngắn chứa đầy biểu tượng cảm xúc. Tôi không nói các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat v.v. là xấu. Nó sẽ rất hữu ích khi được sử dụng đúng cách. Ý tôi là, chứng nghiện mạng xã hội, giống như bất kỳ chứng nghiện nào khác, chỉ mang lại cho bạn cảm giác hưng phấn tạm thời.
Vấn đề là chúng ta chỉ nhìn thấy một phần nhỏ cuộc sống của “friends” trên mạng xã hội, một đoạn phim hay hình ảnh nổi bật của họ. Có vẻ như “friends” trên MXH đều thành công, vui nhộn. Thật ra, phần lớn cuộc sống của họ không bao giờ được đăng lên. Chụp ảnh selfie, khoe trang phục, xe hơi, tiệc tùng, hoặc các chuyến du lịch v.v. Đó là thời gian để họ khoe khoang về bản thân. Như thể mọi người đều muốn trở thành một ngôi sao.
Mạng xã hội không phải là kẻ thù. Nhưng thành thật mà nói, các truyền thông trên MXH đều có sự giả mạo hay nhầm lẫn trong đó. Vào ngày 6 tháng 9 năm 2012, một cô gái 15 tuổi ở Haren (Hà Lan), đã gửi cho 78 người bạn một lời mời đến dự sinh nhật lần thứ 16 của mình thông qua trang Facebook. Bạn bè của cô ấy có thể mang theo những người bạn khác. Nhưng không ngờ lại trở thành cuộc tụ tập của hàng ngàn thanh niên gây bạo loạn tại ngôi làng nhỏ Haren (Groningen, Netherlands).
Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp cho chúng ta một lối vào dễ dàng trong thế giới giao tiếp ảo. Nó đã thực sự thay đổi cuộc sống của người dùng theo nhiều cách. Trước tiên, MXH là một nơi tuyệt vời để quảng bá quan điểm của bạn, gặp gỡ những người mới v.v. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể gây hại nhiều hơn lợi. Ví dụ như dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, thiếu tập trung và năng suất làm việc, học tập bị giảm sút…
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Harvard cho thấy rằng: 33% người dùng mạng xã hội để tránh nhàm chán, 21% để giải trí, khoảng 24% để lấy thông tin, 12% người sử dụng tài khoản để liên lạc, và cuối cùng 10% cho nhiều mục đích khác. Cuộc khảo sát này cũng cho thấy cuộc sống của chúng ta trở nên thuận tiện hơn như thế nào vì nó là một công cụ rất hữu ích trong thế kỷ 21.
Giờ đây, MXH được gọi là “hiện tượng tiêu dùng toàn cầu” và nó đặc biệt phổ biến trong giới trẻ vì khả năng liên lạc nhanh chóng và tìm kiếm thông tin rất dễ dàng trong cuộc sống hiện đại. Có thể thấy, thói quen dán mắt vào màn hình điện thoại di động mọi lúc mọi nơi đang trở thành một hiện tượng ngày càng có vấn đề trong xã hội ngày nay. Nó không giới hạn ở bất kỳ nhóm tuổi cụ thể nào; mọi người ở mọi lứa tuổi đều dễ bị tác động tiêu cực của mạng xã hội.
Tóm lại, nghiện mạng xã hội đang trở nên phổ biến, và nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Khiến bạn thường xuyên kiểm tra xem “friends” đang làm gì. Cảm giác FOMO cho rằng những người khác đang sống tốt hơn hoặc có nhiều niềm vui hơn. Dù vậy, MXH giúp giao tiếp hoặc kết nối với bạn bè mới dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong giáo dục rất là đáng khen ngợi. Giúp xây dựng cộng đồng online, nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Triển khai các mạng xã hội tại nơi làm việc có thể tăng cường lan tỏa những thông tin về kiến thức. Điều thú vị là những chia sẻ trên mạng xã hội đã trở thành bình thường hoá trong cuộc sống chứ không phải là xu hướng của lựa chọn.

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của mình và mong muốn góp ý, mình viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do chụp ảnh đen trắng của mình Một là, ảnh [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, mình sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3