“Bạn muốn đúng hay bạn muốn hạnh phúc?” (Dr. Phil)
“Do you want to be right, or you want to be happy?”
Những người có thể đặt cái tôi của mình sang một bên, và xin lỗi khi sai là những người mạnh mẽ. Không có điều gì để coi thường một người xin lỗi từ trái tim của họ. Người không biết nhận sai không được bất kỳ ai ngưỡng mộ hoặc tôn trọng, bởi ai là người lúc nào cũng đúng? Giá trị của bạn đối với những người xung quanh không phụ thuộc vào việc bạn biết mọi thứ, siêu thông minh hay giàu có. Mọi người sẽ đánh giá bạn bằng mức độ của sự hợp lý, duyên dáng và khiêm tốn khi bạn làm sai.
Có câu “Sai lầm là điều hiển nhiên, nhưng sợ hãi để nhận sai là thứ chúng ta lựa chọn”. Một cách nhìn khác, đôi khi có những tình huống mà điều tốt nhất nên làm là thừa nhận mình sai. Khi làm điều gì đó tồi tệ, hãy nhanh chóng sở hữu và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Thừa nhận mình sai là dấu hiệu của sức mạnh và lòng dũng cảm. Về cơ bản, bạn nên nhận ra rằng không phải lúc nào điều quan trọng nhất cũng là đúng hay hoàn hảo.
Thừa nhận khi mình sai thường giải quyết được rất nhiều xung đột không cần thiết. Tạo cơ hội để bạn học hỏi, và điều đó thật khiêm tốn vì nó như một lời nhắc nhở rằng bất kỳ ai cũng có khuyết điểm, cũng có sai lầm. Đó là một phần của sự trưởng thành. Chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đừng lầm tưởng rằng những lời chỉ trích là kết quả của sự thất bại.
Hãy nghe lại lời nói sau đây của Hồ Chí Minh: “Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không.”
Cuộc sống là một bài học dài, dấu hiệu của sự trưởng thành khi một người có thể “Đủ Lớn” để nói rằng “Tôi đã sai. Tôi xin lỗi.” Liệu một bác sĩ có nhận sai khi bệnh nhân bị chết do chẩn đoán bệnh và điều trị không đúng cách? Liệu một sĩ quan có nhận sai khi ra lệnh cho quân lính của mình hy sinh vô ích? Liệu một luật sư có nhận sai khi thân chủ vô tội phải vào tù vì ông ấy chưa cố gắng hết sức? Có nhiều nghề nghiệp trong xã hội mà người ta phải đối mặt với ranh giới rất hẹp giữa thành công và thất bại, và điều đó đòi hỏi phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, sự kiêu ngạo và tự cao tự đại là một con đường nhanh chóng dẫn đến kết quả không như dự định.
Chúng ta không bao giờ phát triển từ việc thuận buồm xuôi gió. Càng mắc nhiều lỗi thì càng học hỏi được nhiều hơn, và nhận thức về bản thân nhiều hơn. Người đàn ông không thể xin lỗi sau khi làm sai điều gì đó, anh ấy đã không tôn trọng người phụ nữ của mình. Có lẽ kỹ năng quan trọng nhất để nắm giữ một mối quan hệ lâu dài là nghệ thuật xin lỗi. Lời xin lỗi không phải là sự thừa nhận tội lỗi, mà nó là biểu hiện của sự hối tiếc. Không có nghĩa là về cơ bản bạn đã sai hoặc là một người xấu. Điều đơn giản là bạn đang thừa nhận rằng đã gây ra tổn thương cho ai đó, và bạn sẽ không bao giờ tái phạm nữa.
Không ai hoàn hảo và ai cũng có khuyết điểm. Nhưng phải là một người có bản lĩnh thực sự mới có thể bỏ qua những sai sót đó. Năm mới 2023, hãy làm những hành động tử tế ngẫu nhiên. Bạn không cần giàu có, cao to hay xinh đẹp. Kích thước trái tim của bạn mới là điều quan trọng. Thông qua mạng xã hội, hãy mang lại niềm vui cho cuộc sống của mọi người bằng cách khiến họ mỉm cười với những bức ảnh và video của bạn. Những hành động tử tế và rộng lượng sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Hãy cùng nhau lan tỏa nụ cười! Bạn không cần phải vĩ đại để tạo ra sự khác biệt LỚN trên thế giới này.

“Có lẽ kỹ năng quan trọng nhất để nắm giữ một mối quan hệ lâu dài là nghệ thuật xin lỗi. Lời xin lỗi không phải là sự thừa nhận tội lỗi, mà nó là biểu hiện của sự hối tiếc. Không có nghĩa là về cơ bản bạn đã sai hoặc là một người xấu. Điều đơn giản là bạn đang thừa nhận rằng đã gây ra tổn thương cho ai đó, và bạn sẽ không bao giờ tái phạm nữa.” Đoạn này rất hay. Để làm được vậy, cần phải gạt bỏ cái tôi của mình đi anh nhỉ!
Thank you em.
“Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình” (điều răn của ĐỨC PHẬT)