
Nhớ về ông nội
Hôm qua ghé Thanh Nhàn đón khách đi chụp làm mình nhớ lại cũng khoảng thời gian này của 2 năm trước là ngày đưa ông nội đến khám và nhập viện Ung Bướu Hà Nội.
Những phút giây như vậy làm mình ngộ ra nhiều điều. Những điều khai sáng nhận thức một chàng trai trẻ về những mối quan hệ bên đời và biến cố bệnh tật.
1. Sự quan tâm thực sự nên được ví như một dòng chảy đều đặn
Mãi đến những lúc ấy bản thân mới nhận ra mình có thể sẵn sàng nghỉ làm một buổi thậm chí nhiều buổi hơn nữa để bên cạnh người mình thân yêu, nhưng bình thường thì lại chẳng bao giờ chịu thế. Thậm chí cuối tuần cũng chẳng thèm vào thăm ông bà, mà chỉ nghĩ xem có phim nào để xem, có chỗ nào để đến, có cái gì để mua,…
Buồn nỗi mấy thứ tiêu khiển đó không nay thì mai có thể làm được nhưng mình lại để choán hết tâm trí và bỏ qua bao điều giá trị khác. Lý do không vào thăm ông bà thì ứ chấp nhận được: “”Cháu bận học.”” Và, chỉ vào khi có cớ “Hôm nay mồng 1, nhà cháu biếu ông bà nửa con vịt”,…
Đến hôm nay phải thừa nhận rằng bản thân chưa bao giờ đặt sự quan tâm thực sự dành cho ông bà.
Nếu có thể ví, mình muốn ví sự quan tâm với ai đó như một dòng chảy đều đặn, nó không ồ ạt nhưng chẳng khi nào vơi.
2. Càng có chung mối quan tâm thì gắn kết càng mãnh liệt
Buổi hôm đó đi cùng người anh họ làm mình bắt đầu hồi tưởng về những ngày xưa: Đã bao lâu mấy anh em không thực sự cùng nhau ngồi xuống?
Và, thật không ngờ là phải đợi đến cái buổi chẳng ai mong này 2 anh em mới lại bước cùng nhau dài đến thế và ngồi với nhau lâu đến thế!?
Chẳng ai ngờ, sự gắn kết lại đến trong tình cảnh oái oăm ấy. Oái oăm ở chỗ, mãi cho đến ngày các anh em khóc chung một nỗi đau về căn bệnh của ông thì sự gắn kết mới thật chặt chẽ.
Mình nhận ra nó chẳng khác gì vết trầy da vậy: Miệng tự biết không nên ăn thịt gà để tránh đau tấy, chân tự biết lựa đi để không va quệt, tay thì đều đặn thoa thuốc mong cho vết thương chóng lành.
Hy vọng trong các mối quan hệ của mình sau này, không chỉ ở trong nỗi đau mà cả niềm vui, hạnh phúc đều có chung một mối quan tâm lẫn nhau, từ đó tạo nên sự gắn kết thực sự mãnh liệt.
3. Thứ đáng sợ nhất ở bệnh tật là nó giết chết một tâm hồn rồi mới đến thể xác
Căn bệnh ung thư dạ dày mang theo cơn đau đeo đẳng bên ông. Tới viện rồi thì chẳng có thể lấy thuốc giảm đau để ông uống như ở nhà nên mình và anh họ thay phiên nhau ngồi sát cạnh xoa bụng cho ông; Nó có tác dụng.
Giây phút này đưa mình lại với nhiều hồi tường. Đó là những lần ông cháu ngồi gần nhau trò chuyện, ông vẫn thường rất “nỏ miệng” khen ngợi, bảo ban thằng cháu. Vậy mà nay khi ông cháu ta còn gần gũi hơn thế thì môi ông lại héo dần. Ông chỉ lom khom ngồi trầm tư khắc khổ, thi thoảng tự trách “chết thì chết m* đi, thế này chỉ tổ khổ con cháu”. Thật không giống với thứ năng lượng tích cực ông đã mang theo cả quãng đời.
Hà Nội, 2021/1/25

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của tôi và mong muốn góp ý, tôi viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do tôi thích chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do tôi thích chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do tôi thích chụp ảnh đen trắng Một [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, tôi sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3