Mình luôn trân quý những tác phẩm tâm huyết, dồn cả cái nghiệp mấy chục năm nghiên cứu, đúc kết của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Cuốn sách mỏng này không phải ngoại lệ, do vậy mình quyết định làm một quick review Để thành nhà văn của vị tác giả được nhiều kính trọng từ độc giả mọi miền này.

Quick review Để thành nhà văn – Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Trong cuốn sách nhỏ này, có 3 phần riêng rẽ cấu thành một tác phẩm làm rất tốt công việc dẫn dắt người đọc để có thể hoàn thành ngay trong 1 lần đọc.
Phẩm chất cần thiết để thành nhà văn
Phần 1, tác giả đưa tiếng nói, quan điểm có chiều sâu, lý lẽ vững chắc của mình về cái định nghĩa, cái công việc của một nhà văn thực thụ: không phải cứ xuất bản được dăm ba cuốn sách thì nghĩ mình hay; để trở thành nhà văn giỏi, phải đảm bảo dám làm chính mình và bảo vệ ngòi bút của mình; tức dám cầm bút lên để viết và đối mặt với những phê bình. Bởi như William Shenstone đã nói: “Rượu lạt để lâu ngày biến thành giấm; nhà thơ thất bại trong nghề thì thường lại biến thành nhà phê bình chua chát.” Hãy đảm bảo những lời ấy bị bỏ ngoài tai.
Nhà phê bình đứng đắn: Những điều nên, những điều tránh
Phần 2 là tổng hợp những tố chất cần nuôi dưỡng để không bước vào con đường của những nhà phê bình cay nghiệt kia. Điều mấu chốt mình cảm nhận được từ lời tác giả là hãy phê bình một cách xây dựng, mở lòng đón nhận, tìm hiểu cả những điều mình không hứng thú để trở thành một nhà phê bình đúng đắn: “Óc hẹp hòi là những đầu óc không thể hiểu được, hoặc không chịu tìm hiểu những gì mình không ưa thích” – P. Masson-Oursel. Sau đó, tác giả nhấn mạnh: nhân đạo, từ thiện, thành thật là 3 yếu tố cốt lõi.
2 ví dụ mẫu mực cho một bài phê bình
Phần 3 là 2 bài phê bình khuôn mẫu do Phan Văn Hùm viết mà tác giả muốn mượn lấy làm ví dụ cho những ai đang manh mún ý muốn trở thành một nhà văn, một nhà phê bình “xây dựng và đứng đắn”.
Mình học được gì từ sách?
Với mình, văn học cũng nằm chung một phạm trù với nhiếp ảnh vậy, là thứ mang trong mình nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì cũng có dăm ba loại nghệ thuật nhưng thứ nghệ thuật chân chính mới đáng cho con người ta theo đuổi.
Thứ nghệ thuật trong văn chương theo cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần là thứ nghệ thuật đi ra từ ngòi bút của người nghệ sĩ bản lĩnh. Bản lĩnh ở đây là một người nghệ sĩ dám bám lấy cái tôi của mình và bảo vệ nó. Trong nhiếp ảnh, ta có thể xem nó tương tự như tiếng nói hay câu chuyện người cầm máy muốn kể vậy.
Sẽ luôn có người chỉ trích, phê bình nhưng hãy luôn nhắc nhở bản thân là một người nghệ sĩ, mình chủ động truyền tải cảm xúc, ý niệm qua tác phẩm chứ không phải thụ động nhận lại cảm xúc tiêu cực từ những nhà phê bình ngoa ngoắt kia.
Ở chiều ngược lại, đứng trên phương diện một người cảm thụ nghệ thuật, hãy đảm bảo những gì mình cảm nhận là thực sự khách quan.
Điều này đòi hỏi mỗi chúng ta phải luôn trau dồi, đổi mới, phải yêu những thứ mình ghét. Có vậy cái nhìn của chúng ta mới có chiều sâu, có sự đồng cảm với tác giả, tác phẩm hơn.
Kết luận
“Để thành nhà văn” không chỉ giúp mình chuẩn bị hành trang là những phẩm chất cần trau dồi để dần trở thành nhà viết, nó thổi vào mình niềm tin và động lực để cầm bút lên mỗi ngày, nung nấu ý tưởng mỗi ngày.
Cuốn sách mỏng thôi (khổ A5, 98 trang cả bìa) nên mình xem nó là một handbook; dự định quấn quýt bên nó lâu dài.
Hy vọng các bạn yêu thích quick review Để thành nhà văn của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Nếu có cơ hội, hãy mua cho mình một cuốn nhé!
Các nhà sách cung cấp sách này gồm có: Fahasa, Tiki, YBook, Nhà Sách Phương Nam, VinaBook, Nhân Văn, và SmartBook. Bản thân mình thì luôn đặt sách từ Tiki (Fahasa cũng thường để sản phẩm mình lên Tiki) vì thời gian giao hàng đảm bảo và đặc biệt, nó còn là sản phẩm e-commerce của người Việt nữa ^^.
>>> Để cập nhật nhiều hơn về mình, các bạn có thể kết nối với mình qua hashtag #conhinhconchu trên các trang mạng xã hội nhé! Peace!
Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của mình và mong muốn góp ý, mình viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do chụp ảnh đen trắng của mình Một là, ảnh [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, mình sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3