Trong cuốn sách “Deep work rules for focused success in a distracted world” – Cal Newport có nhắc đến một nghiên cứu khá hay về “tập trung làm việc” từng được xuất bản trên báo Psychological Science vào năm 2008.
Đây là nghiên cứu được thực hiện trên 2 nhóm người. Nhóm thứ nhất có một cuốc bộ trong trung tâm thành phố, trong khi nhóm còn lại băng qua một khu rừng như một buổi tập thể dục vào cuối giờ chiều.

Các ứng viên sau đó đều được giao một nhiệm vụ liên quan đến sự tập trung để đánh giá nhóm nào thể hiện tốt hơn. Kết quả cho thấy nhóm băng qua rừng có sự tập trung tốt hơn 20%.
Kết quả này có vẻ ủng hộ giả thiết từ của trường đại học Michigan ở những năm 1980s, cho rằng việc kết nối với môi trường tự nhiên giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, thư giãn, nên thể hiện tốt hơn. Nhưng đáng buồn là những nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu khác, mà nó cho thấy ngay cả việc đi bộ trong thời tiết lạnh rất lạnh và ứng viên không dễ chịu gì cũng giúp họ cải thiện hiệu suất công việc sau đó.
Phần sau của bài viết năm 2008 giải thích rằng chẳng qua là do khi đi trong thành phố, có quá nhiều xáo động cướp mất sự tập trung của nhóm thứ nhất. Họ phải nhìn trước ngó sau mỗi khi qua đường, phải chịu đựng tiếng ồn của còi xe qua lại, tiếng mọi người cùng đi trên phố,… Trong khi, nhóm thứ 2 không phải quan tâm những điều như vậy khi đi ở trong rừng.
Qua đó, các nhà nghiên cứu cho rằng một hoạt động đóng vai trò làm quãng nghỉ sau công việc là tốt. Tuy nhiên, hoạt động đó chỉ có ý nghĩa khi sự tập trung không bị tổn thương hay nói cách khác: Nên có một hoạt động thư giãn mà không yêu cầu bộ não phải tập trung giữa các nhiệm vụ.
Lý do?
Đó là bởi vì chúng ta đã dành sự tập trung cho suốt mấy giờ đồng hồ trước đó, nếu tiếp tục suy nghĩ về công việc, não bộ sẽ rơi vào trạng thái quá mệt mỏi. Do vậy, nếu có tiếp tục làm việc vào buổi tối sau công việc 9-5, chắc chắn hiệu quả sẽ không cao và một quãng nghỉ cho bộ não cuối giờ làm việc là cực kỳ cần thiết.
Những hoạt động giải phóng bộ não để tập trung làm việc
Đi chạy bộ, hay tập một môn thể thao nào đó khác chẳng hạn. Nhưng còn nhiều hơn những hoạt động như thế mà mọi người thường bỏ quên hoặc không nghĩ chúng có tác dụng.
Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể tạm dời xa công việc và chuẩn bị một bữa tối thịnh soạn bên dòng nhạc nền của một ca sĩ yêu thích. Hoặc, có thể ngồi uống cà phê với bạn bè. Hay đơn giản chỉ là một giấc ngủ ngắn thôi cũng cải thiện trí lực rồi,…

Những hoạt động nho nhỏ này chắc chắn sẽ tạo tiền đề cho một buổi tối làm việc năng suất hơn bởi chúng giải phóng sự tập trung của bộ não, tạo thêm không gian cho sự tập trung ở các nhiệm vụ phía sau.
*Những hoạt động này cũng nên được đan xen nhiều trong ngày bởi nghiên cứu cho thấy khoảng thời gian tập trung liên tục của một người chỉ có thể kéo dài trong khoảng 3h đồng hồ. Vậy hễ cứ 3 giờ làm việc sâu “deep work” nên có một quãng nghỉ để giải phóng bộ não.
>>> Có thể bạn quan tâm: 3 điều giúp thay đổi bản thân để tốt hơn: Đặt xuống chiếc mặt nạ
Những hoạt động khiến ta mất tập trung & Giải pháp
Đôi khi việc không làm một điều gì đó cũng quan trọng như việc bắt bản thân phải làm một việc thay thế vậy.
Ngoài việc chọn cho mình những hoạt động giải phóng sự tập trung của bộ não kể trên, tại sao không chủ động tránh những hoạt động khiến sự tập trung tinh thần của ta bị thách thức nhỉ?
1. Sử dụng thiết bị điện tử
Điều này là hiển nhiên và không tránh khỏi trong thời đại công nghệ với smartphone, internet, mạng xã hội,… Tuy nhiên chúng ta có thể lựa chọn tận dụng thay vì lạm dụng chúng nếu đặt cho mình những giới hạn về thời gian.
Giải pháp
Ví dụ, hãy bắt bản thân cưỡng lại sự thèm muốn cầm trên tay chiếc điện thoại để lướt hình instagram trong giờ làm việc. Bạn sẽ thấy nó chẳng ảnh hưởng gì tới công việc bởi đơn giản nó không liên quan. Cái nỗi sợ mạnh mẽ nhất chẳng qua là chưa bắt kịp trend với các đồng nghiệp đang xôn xao bàn tán về một vụ “bóc phốt” nào đó thôi. Nhưng điều đó có thực sự đáng quan tâm?
Nói đến việc bắt trend trên văn phòng, mình lại nhớ đến điều thứ 2 khiến sự tập trung khi làm việc là vô cùng khó: Tám chuyện trên văn phòng.
2. Tám chuyện trên văn phòng

Cũng lại là một điều không tránh khỏi bởi tám chuyện giúp khoảng cách giữa đồng nghiệp khăng khít, cởi mở hơn.
Nhưng cái tệ là việc tám chuyện diễn ra nhiều sẽ dẫn đến flow làm việc của các thành viên khác bị ảnh hưởng. Mà trong cuốn “Deep work” khẳng định qua nhiều nghiên cứu rằng khi đang làm một việc mà lại nhảy qua làm việc khác sẽ dẫn đến hiện tượng “lagging” hay còn gọi là “chậm nhịp” khi quay lại guồng công việc cũ.
Giải pháp
Với mình, chẳng có cách nào hơn việc bỏ ngoài tai những câu chuyện của đồng nghiệp, về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Do vậy mà một chiếc tai nghe với tính năng chống ồn tốt sẽ là rất cần thiết.
Nhưng điều cần thiết tiếp theo là việc chọn loại nhạc, bởi nếu bạn chọn sai loại nhạc thì cũng phản tác dụng, thậm chí còn khiến bản thân bị mất tập trung hơn.
Hãy luôn chọn cho mình những bản nhạc không lời bởi đơn giản, chúng không chứa nhiều thông tin khiến não bộ phải tập trung xử lý.
Loại nhạc không lời được giới khoa học chứng minh là hiệu quả nhất cho sự tập trung công việc là Biaural Beats. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trên Youtube. Các thay thế khác cho Biaural Beats là nhạc thiền, nhạc từ nhạc phim không lời,…
3. Đồng nghiệp qua lại, thảo luận công việc
Vào năm 2012, Facebook ngụ ý muốn thiết kế một môi trường làm việc với những phần nội thất và thiết bị luân phiên di chuyển, đồng nghĩa với việc các nhân viên Facebook sẽ di chuyển không ngừng trong giờ làm việc.
Hãy tạm thời bỏ qua những lợi ích về sức khỏe. Facebook làm điều này với mong muốn các thành viên trong công ty luôn sẵn sàng di chuyển, kết nối, và thảo luận về công việc với nhau để mỗi vấn đề được phát hiện sẽ được xử lý ngay tức thì.
Điều này có thể hiểu được cho một công ty công nghệ. Nhưng hãy tưởng tượng một cây viết hay một nhà nghiên cứu phải làm việc trong môi trường ấy liệu họ có đủ những khoảng trầm để “deep work”?
*À mà nhân tiện, ý tưởng “bàn làm việc di chuyển” của Facebook vẫn chưa thành hiện thực cho tới giờ.
Giải pháp

Việc các nhân viên nhanh chóng bàn và giải quyết một vấn đề là tốt nhưng cũng tùy vào đặc thù từng công việc mới có thể áp dụng. Những người làm công việc nghiên cứu nên được tạo điều kiện làm việc mà không bị tiếp cận bất ngờ.
Việc tiếp cận bất ngờ còn bao gồm cả những cuộc hội thoại online nữa.
Là một người muốn “làm việc sâu” thì cần chủ động tránh rơi vào những tin nhắn nhanh trong các hội nhóm. Vì vậy, hãy tắt thông báo các ứng dụng trò chuyện và chỉ đảm bảo kiểm tra chúng vào những khung giờ cố định.
Điều này sẽ gặp phải áp lực vô cùng lớn bởi trong công ty ai cũng muốn những vấn đề của mình có câu trả lời ngay lập tức và họ mong bạn đón nhận thông tin cũng như trả lời sớm nhất. Hãy đảm bảo có những trao đổi với đồng nghiệp về nguyện vọng và phong cách làm việc cũng như quan điểm của mình về việc “tiếp nhận và trả lời online” trong giờ làm bởi lẽ ra những bàn luận đó nên diễn ra trong phòng họp.
>>> Cùng chuyên mục: Quick review Để thành nhà văn – Tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Kết luận
Hy vọng bài viết về Deep work & Phương pháp tập trung làm việc sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc của mình. Có 2 điểm chắc mọi người cũng đã nhớ nhưng mình vẫn nhắc lại đó là: Hãy giải phóng bộ não bằng những hoạt động thư giãn sau mỗi khoảng thời gian deep work và tránh tác động của những yếu tố khiến mình mất tập trung trong khi làm việc.
Nếu bạn yêu thích bài viết này, hãy để lại một comment động viên ở phía dưới nha! Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!
>>> Hãy kết nối với mình qua các mạng xã hội tại địa chỉ hashtag #chinhhunky! Rất vui được chia sẻ cùng mọi người!

Khám phá thêm các topic khác nhé!
Nhiếp ảnh, Photo albums, Trekking, Nhật ký & Ngẫm.
Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Golden Ratio/Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Toán học thì liên quan gì đến nhiếp ảnh chứ?
Như ở bài viết trước về bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh, mình có nói rằng nó đôi khi được coi là phiên bản giản thể của tỉ lệ vàng. [...]
Th1
Ngẫm
Thế nào là tranh luận “lành mạnh”?
Hôm qua mình có chia sẻ một ảnh có Jeff Bezos, người giàu thứ 2 thế giới, với thông điệp phê phán những người cho rằng những tỷ phú như [...]
Th1
Nhiếp ảnh
Tương phản trong nhiếp ảnh: Không phải cứ cao là đẹp
Mặc kệ bạn có là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay chỉ là một người dùng smartphone từng và vẫn đang chụp ảnh, sự tương phản, hay độ tương [...]
Th1
Ngẫm
Tập trung làm việc: Khoa học đằng sau Deep work
Trong cuốn sách “Deep work rules for focused success in a distracted world” – Cal Newport có nhắc đến một nghiên cứu khá hay về “tập trung làm việc” từng [...]
Th2
Nhiếp ảnh
8 cách tạo chiều sâu cho ảnh & Những lưu ý, kinh nghiệm
Một bức ảnh thu hút là một bức ảnh kéo được sự tập trung, chú ý của người xem, đưa cho họ một lý do để ở lại và thuyết [...]
Th1
Nhiếp ảnh Ngẫm
Nhật ký nhiếp ảnh #2: Trò chuyện với người lạ mới quen | 2021/2/1
Hôm nay tôi dừng lại trên còn đường Cao Xuân Huy – Mỹ Đình với ý định chụp vài tấm ảnh, bù vào những lần tiếc nuối vụt qua những [...]
Th2