“Mày phải lạc thì mới tới được nơi không thể đến”
Câu này mình nghe được ở đâu nhỉ? Hình như trong phim “Cướp biển vùng Caribe”. Nó như một chân lý buông ra từ thuyền trưởng Jack Sparrow hay kình địch của ông là thuyền trưởng Hector Barbossa. Chẳng nhớ rõ nữa, nhưng nhớ để làm gì chứ. Có một quote hay để share là vui rồi. Nghĩ chi cho mệt não!
Nó cũng là cái câu mình hay lôi ra trong các cuộc trò chuyện mà mình tranh thủ đóng giả một người truyền động lực (hư danh này cao quý quá!). Cũng chẳng hiểu sao, cái thân tôi lận đận, nên bạn bè xung quanh cũng bị lận đận lây hay sao mà lắm đứa bỏ việc để lạc lối giữa đường đời thế không biết!? Mỗi lần như thế, cái câu “Mày phải lạc thì mới tìm được nơi không thể đến” lại không thể tìm được đường đi khỏi bộ não cá vàng của tôi.
Nhưng mà nhé, không phải mình cứ thấy quote đây quote đó mà dùng đâu. Thực sự để một câu nói đi vào tâm trí và ở trong đó lâu dài là nhờ vào tính đúng đắn và truyền cảm hứng thực sự.
Đặc ân của việc bị “lạc”
Tại sao thế nhỉ? Ai mà chưa từng lạc đường. Sợ bỏ bố sao mà lại có cái loại người nông cạn khuyên người ta “lạc” thế nhỉ!?
Đúng thật, mình cũng sợ chết mẹ nếu đang lanh chanh dẫn đoàn mà đâm phải một lối rồi mãi mới nhận ra mình chọn sai đường. Nhưng mỗi lần sai như thế đảm bảo một điều là ta khó có thể sai lần tiếp theo. Mà oai hơn nữa là ta có thể gõ đầu mấy thanh niên non nớt chưa trải sự đời.
Có ai lớn rồi mà lạc đến độ không tìm được đường về không? Chắc cũng có, nhưng mà hiếm lắm! Vậy ngại gì mà không “lạc”?

Lạc thì mới tới được nơi không thể đến
Tôi có sở thích rất buồn cười là đi lượn đây đó mấy khu ngoại thành Hà Nội. Mấy quận/huyện ven đô như Hoài Đức, Đan Phương, Quốc Oai vẫn thường trong tầm ngắm. Có cái tôi xem là vui đó là chẳng bao giờ bật map mà hoàn toàn dựa vào đôi tay đang cầm lái để xem liệu mình có thể đến đâu.
Nghe có vẻ kỳ cục nhỉ nhưng mà hay ho lắm, các bạn cứ phải thử xem! Và khi thử thì nhớ mấy cái bí kíp tìm đường thoát lạc của tôi dưới đây!
Qua những ngã rẽ, tôi luôn chọn con đường lớn hơn, vì thường nó là những đoạn đường trục chính của làng, mà xưa tay các cụ đã rất nhất quán thiết kế đường làng chạy xuyên suốt. Và, những di tích cổ kính, đáng quý nhất kiểu gì cũng nằm rải rác trên cái trục đường chính ấy.
Như vậy là về cơ bản, tôi lạc vào các cung đường chưa biết nhưng chưa bao giờ thực sự lạc, mà chỉ là cách để tìm ra những con đường mới thôi. Thấy không: Lạc để tìm thấy đường!
Đôi khi tôi cũng thử hên xui, thử rẽ những ngõ nhỏ xem nó đi đến đâu, thường thì nó giúp mình làm vững thêm nhận định phía trước: Những ngã rẽ lớn luôn là sự lựa chọn đúng đắn.
>>> Có thẻ bạn quan tâm: Giết chết những suy nghĩ tiêu cực bằng sự tự tin vào thế mạnh của bản thân
2 điều hầu hết mọi người làm theo thói quen
Qua câu chuyện lạc đường tôi lại thấy có mối liên hệ chặt chẽ với cách chúng ta đương đầu với những thử thách mới. Nhiều người còn ngại, sẽ không chọn cách tự mình khám phá những nẻo đường mới đâu! Họ hoặc chỉ đi trên những con đường quen thuộc, hoặc dựa vào Google Map để tạm gạt nỗi lo. Tôi chẳng phê phán bởi nó thuộc về bản tính rất chung của con người trong xã hội. Nhưng những lựa chọn này cho thấy điều gì?
1. Những con đường quen

Bây giờ thử nghĩ về công việc, chúng ta luôn hỏi: “Công việc ổn định rồi chứ?”, “Kiếm lấy đứa nào mà cưới cho nó ổn định, bố mẹ đỡ phải lo”,… Hầu hết mọi người mong được ổn định.
“Ổn định” chẳng có gì xấu cả, thậm chí với tôi, nó rất “đẹp”. Những người thành đạt được nhìn nhận như những nhân vật “ổn định” với nhà lầu, xe hơi. Họ đã cống hiến sức mình hết sức có thể để tương lai tốt đẹp hơn chính là hiện tại “ổn định” của ngày hôm nay.
Nhưng, buồn là khi “ổn định” không được hiểu đúng. “Ổn định” không phải lương dăm ba triệu đều đặn, có bố mẹ lo ăn ở, nhà cửa, đất đai rồi nên mình cứ ung dung, sống an nhàn. Buồn chưa? Ấy thế mà qua quan sát tôi vẫn phải chứng kiến nhiều thanh niên tự hào về điều đó. Haizzz
Mấy thanh niên của ba mẹ như này ắt hẳn chẳng bao giờ phải nghĩ về việc cố gắng cả: Cứ lên công ty mà ngồi từ 8h đến 17h thì phủi đít đi về và mong ước hão huyền: Cứ “ổn định như này thì sớm muộn mình cũng giàu thôi!”. An phận như thế cũng giống như việc bạn chỉ có chọn đường cũ mà đi, đi đường mới làm gì, nhỡ lạc thì sao? Anyone relates?
>>> Cùng chuyên mục: Giết chết những suy nghĩ tiêu cực bằng sự tự tin vào thế mạnh của bản thân
2. Dựa vào Google Map
Triết lý của mấy công ty Công nghệ bự như Google là “cho tôi một lý do, tôi sẽ đưa ra giải pháp”. Google Map rõ ràng được xây dựng để giúp hàng tỷ người trên thế giới cảm thấy dễ dàng hơn với việc đi lại. Nhưng khi nó đóng một vai trò quá lớn trong đời sống, nó đã khiến người ta trở nên lạm dụng, và phụ thuộc, đi đâu cũng hỏi chị Google cái đã ^^!
Cái chị Google Map này khiến mình liên tưởng đến nhiều anh chị tiền bối. Họ cái gì cũng biết hết, nên mỗi khi nhận lời khuyên của họ tôi thấy an tâm lắm (kèm sự tự ti vì khi đó mới thấy mình nhỏ bé thế nào).
Nhưng khi nghe theo những lời khuyên của các bậc tiền bối tôi cũng mất đi một vài đặc quyền của việc “không nghe lời”. Vì sao?
Các anh chị ấy sở dĩ có thể đưa ra những lời khuyên là bởi các anh chị đã từng trải, đã từng va vấp để có kinh nghiệm. Vậy để chạm tới vị trí của các anh chị bây giờ thì ta nên vấp ngã như các anh chị chứ không phải làm như lời các anh chị khuyên phải không nhỉ??? Xin hãy thứ tha cho đứa em lầm lỗi này!
Trong các cuộc trò chuyện, tôi cũng may mắn gặp được một vài anh chị thay vì đưa ra những lời khuyên kiểu Google Map, đã động viên tôi nên làm theo những gì mình yêu thích, những gì mình cho là đúng. Điều đó khiến tôi cảm kích vô cùng. Và nhờ đó mà tôi cũng phần nào học hỏi và áp dụng vào cách giao tiếp của mình: Thay vì đưa ra những lời khuyên, hãy đưa ra những gợi ý, và khích lệ. Hãy nhường phần quyết định lại cho đối phương.
Tôi chẳng bao giờ xen vào chuyện mấy đứa em, đứa cháu theo học gì; đơn giản vì tôi không thể hiểu khả năng của chúng sâu sắc như bản thân chúng được. Do vậy, nếu tôi có khuyên thì chỉ làm tâm trí chúng thêm rối bời. Hơn nữa, tôi không phải là thánh mà đoán định được tương lai khó lường của xã hội trong thời đại số ngày nay. Vậy mấy đứa cứ đi theo tiếng gọi con tim mình và chứng minh nó đúng đắn nhé! Mà không đúng thì lại có cái hành trang “cẩm nang thất bại” cắp nách, thiệt gì đâu!
Ngại gì mà không “lạc”!
—
Chuyện bên lề: Khi bắt đầu viết bài này là khi tôi đã có 1 lần gặp mặt và nói chuyện trực tiếp với anh trưởng phòng kinh doanh của Toyota Hoài Đức. Sau đó vài ngày tôi tiếp tục có cơ hội gặp anh một lần nữa với cương vị ứng viên ngồi đối mặt với 4 vị sếp lớn của chi nhánh (Tới giờ vẫn chưa có kết quả).
Tôi đã quyết định lái sự nghiệp mình sang một hướng “trông có vẻ” hoàn toàn khác. Nhưng không, quyết định này nhất định sẽ đem đến cho tôi cơ hội được sử dụng những kiến thức cũ về nội dung số và hy vọng khám phá thêm nhiều trải nghiệm và bài học mới mẻ hơn về nghề kinh doanh, nơi tôi sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều hơn. Đó là thách thức nhưng cũng thỏa mong muốn được thực hành tâm lý học – thứ mà tôi đã đam mê tìm tòi từ những năm đầu đại học.
Viết bài này xong, thật vui vì cái cảm giác như đã giúp được một ai đó. Oh sh*t, thì ra đó là chính mình =))) Ok, Chinh ngáo! Cứ xõa đê! Cứ lạc lối giữa đường đời để mà tìm được thêm những con đường mới!
Tái bút lần 2: Toyota không nhận tôi, nhưng tuần tới tôi sẽ sang Mitsubishi làm việc. Good luck to myself!
>>> Hãy kết nối với mình qua các mạng xã hội tại địa chỉ hashtag #chinhhunky! Rất vui được chia sẻ cùng mọi người!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Golden Ratio/Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Toán học thì liên quan gì đến nhiếp ảnh chứ?
Như ở bài viết trước về bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh, mình có nói rằng nó đôi khi được coi là phiên bản giản thể của tỉ lệ vàng. [...]
Th1
Ngẫm
Thế nào là tranh luận “lành mạnh”?
Hôm qua mình có chia sẻ một ảnh có Jeff Bezos, người giàu thứ 2 thế giới, với thông điệp phê phán những người cho rằng những tỷ phú như [...]
Th1
Nhiếp ảnh
Tương phản trong nhiếp ảnh: Không phải cứ cao là đẹp
Mặc kệ bạn có là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay chỉ là một người dùng smartphone từng và vẫn đang chụp ảnh, sự tương phản, hay độ tương [...]
Th1
Ngẫm
Tập trung làm việc: Khoa học đằng sau Deep work
Trong cuốn sách “Deep work rules for focused success in a distracted world” – Cal Newport có nhắc đến một nghiên cứu khá hay về “tập trung làm việc” từng [...]
Th2
Nhiếp ảnh
8 cách tạo chiều sâu cho ảnh & Những lưu ý, kinh nghiệm
Một bức ảnh thu hút là một bức ảnh kéo được sự tập trung, chú ý của người xem, đưa cho họ một lý do để ở lại và thuyết [...]
Th1
Nhiếp ảnh Ngẫm
Nhật ký nhiếp ảnh #2: Trò chuyện với người lạ mới quen | 2021/2/1
Hôm nay tôi dừng lại trên còn đường Cao Xuân Huy – Mỹ Đình với ý định chụp vài tấm ảnh, bù vào những lần tiếc nuối vụt qua những [...]
Th2