Mình vốn khoái đồ của Sony, dù là TV, đồ âm thanh,… rồi tới cả máy ảnh thì đều khoái lắm! Thế là đến thời nghiêm túc chơi ảnh thì mình dùng dòng Sony Alpha mãi tới giờ.
Đợt rồi Sony rục rịch chuẩn bị ra mắt Sony A6700, mình cũng đến sốt xình xịch vì em nó. Và rất vui khi mình đã có cơ hội trải nghiệm trong một tuần và chia sẻ bài review Sony A6700 và lens kit 18-135mm tại đây.
Nhận định ban đầu
1 tuần có thể là khoảng thời gian không quá dài để đi qua hết mọi ngóc ngách và những điều hay ho của chiếc máy, nhưng sau cùng, mình vẫn quá đam mê chiếc máy ảnh này để viết một review nhanh Sony A6700 + lens kit 18-135mm.
Ban đầu, đứa em mình nói combo body và lens này dành cho người mới. Ờ, đấy có lẽ do mọi người cứ nghĩ về lens kit là dòng lens đơn giản dành cho beginner bởi vừa rẻ vừa đa dụng, còn body thì thuộc hệ crop chứ không phải full-frame. Nhưng, qua trải nghiệm, mình thấy combo này đem lại nhiều hơn thế.
Nét như Sony
Trong dân gian, mọi người vẫn thường rỉ tai nhau nói “Nét như Sony”. Sau một thời gian trải nghiệm, mình lại một lần nữa phải cảm thán lên câu đó, và mình lại thêm tự hào về chiếc máy và thương hiệu đang dùng.
Dĩ nhiên, để “Nét như Sony” thì điều kiện ánh sáng môi trường cũng đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, hầu hết ảnh mình chụp vào ban ngày, mình set ISO khoảng 100-400 hay cùng lắm là lên 800 thì chất ảnh ra tốt lắm. Với định dạng ảnh extra-refined jpeg, độ phân giải 26mpx thì mình không cần file RAW, những ảnh chụp ra có thể dùng luôn, không phải tốn công hậu kỳ, mà lại có nhiều không gian lưu ảnh hơn.
Và dĩ nhiên, mình cũng test chụp tối với Sony A6700 nữa, khi đó mình sẽ đẩy ISO lên khoảng 1600 hoặc 3200. Chi tiết vẫn rất ấn tượng nếu bạn là một người chơi ảnh nghiệp dư, còn nếu làm dịch vụ với bộ Body và Lens kit này, thì bạn nên hậu kỳ giảm Clarity để hình nhìn chuyên nghiệp hơn (đối với ai khó tính, còn không thì ăn ngay cũng được).
Bức ảnh thứ dưới đây, mình chụp chiếc cầu thang trong nhà vào buổi tối với nguồn sáng chỉ từ một chiếc đèn LED, mình bắt buộc phải đẩy ISO lên 1600, khẩu mở F4 để lấy được vùng nét đủ sâu, và tốc 1/60s thì vẫn cho ra ảnh chất lượng rất tốt, không bị rung.
Màu ăn liền
Ngoài nét, mình còn thích màu của Sony, nó rất trong khi mình custom màu trong Creative Look để đẩy cao Saturation, Contrast, Highlight, và giảm Shadow (Trừ ảnh 1 mình dùng filter IN và ảnh cuối dùng filter BW). Và thành quả là mình có những bức hình có màu sắc không cần phải hậu kỳ thêm như tất cả ảnh trong bài này.
Có thể nói, công nghệ sẵn có trên máy đã biến nó trở thành một chiếc máy ảnh quá tiện dụng cho đối tượng người chơi ảnh đơn thuần, cũng như chuyên nghiệp. Đối với những ai yêu cầu cao hơn, thì chỉ cần nâng cấp lens để phù hợp với từng thể loại ảnh.
Sự đa dụng
Như mình có chia sẻ ở trên, chiếc máy này hơn một chiếc máy cho beginner rất nhiều, bạn hoàn toàn có thể đem nó đi du lịch mà không sợ thiếu một góc checkin nào, hay vào các sự kiện và chụp idol từ phía xa. Bản thân mình cũng chẳng ngần ngại đem bộ này đi chụp dịch vụ và tự tin về kết quả đầu ra.
Đó là nhờ khả năng năng thao tác nhanh vốn đã quá nổi tiếng của Sony, khả năng xử lý ảnh tốt ở ISO cao, và khoảng zoom cơ động rất lớn (từ tiêu 18 đến 135mm).
Cảm giác nắm tốt
Khi nhận máy, ấn tượng đầu tiên của mình khi cầm trên tay là nay nó đã trở nên dày dặn hơn nhiều so với 2 chiếc Sony A6000 và Sony A6300 mình đang dùng. Tuy nhiên, với chất liệu sần bề mặt và thiết kế phần cầm nắm hợp lý, chiếc máy cầm rất chắc tay. Thực tế, vì chiếc Sony A6000 (và cả A6300) khá bé và nhẹ nên mình còn mua thêm 1 chiếc battery grip để cầm chắc tay hơn, lại nâng cao dung lượng pin. Nhưng với A6700 thì mình sẽ chẳng cần gắn thêm thứ gì để đem lại cảm giác ấy cả.
Lời cuối
Dẫu thời gian trải nghiệm chưa thực sự nhiều, những điều chia sẻ phía trên là những ấn tượng và đúc kết nhanh của mình cho một review Sony A6700 và lens kit 18-135mm. Tóm lại, nếu người chơi ảnh đơn thuần mà dùng combo này thì khỏi chê, còn anh em làm dịch vụ thì cũng khá thoái mái với khả năng của em nó (hãy cứ trải nghiệm rồi cân nhắc nâng cấp lens chuyên dụng sau). Đối với mình Sony A6700 và lens kit 18-135mm có thể góp phần phá bỏ dần định kiến body crop và lens kit chỉ dành cho những tay mơ, chứ không phải dân chuyên nghiệp. Còn thực tế ra sao, hãy để thời gian chứng minh nhé!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của mình và mong muốn góp ý, mình viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do chụp ảnh đen trắng của mình Một là, ảnh [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, mình sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3