Mặc kệ bạn có là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay chỉ là một người dùng smartphone từng và vẫn đang chụp ảnh, sự tương phản, hay độ tương phản hẳn là một thuật ngữ đã quá quen thuộc mỗi lần bạn mở app để “chỉnh màu”.

Nhưng chắc hẳn bạn sẽ còn rất mơ hồ về tác dụng và ảnh hưởng to lớn của nó lên những con hình của mình. Vậy thì hãy dừng chân tại nơi đây trong một vài phút tới để cùng mình tìm hiểu về Tương phản trong nhiếp ảnh nhé!

A. Khái niệm: Tương phản là gì?

Khái niệm về tương phản thì rộng lắm, nên mình sẽ chỉ gói gọn nó trong phạm trù nhiếp ảnh thôi nhé!

Mình sẽ trích từ định nghĩa của trang expertphotography.com, họ nói:

“Tương phản có nghĩa là sự khác biệt. Trong nhiếp ảnh, hầu hết những khác biệt được tạo nên bởi sự thay đổi về tông sắc hay màu sắc cấu thành lên một tấm ảnh”.

Như vậy có thể nói màu sắc quyết định sự tương phản trong nhiếp ảnh.

Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người thường hay nhầm lẫn khi nói về tương phản. Đó là họ nghĩ Tương phản khiến bức ảnh trông sắc và nổi bật hơn.

Điều này chỉ đúng 1 nửa.

Avatar Tương phản trong nhiếp ảnh

Độ tương phản

Tương phản nên được chia rõ ràng thành tương phản cao, tương phản vừa, và tương phản thấp. Trong khi tương phản cao đúng là khiến bức ảnh nổi bật và sắc nét hơn, tương phản thấp cũng được sử dụng nhiều tùy mục đích, ý đồ của người chụp hình.

Do đó, mình hy vọng từ nay khi nói về tương phản, mọi người cần phân tách rạch ròi Tương phản cao, tương phản thấp, thay vì chỉ nói về Tương phản thôi vì nó rất dễ gây hiểm nhầm.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đường dẫn trong nhiếp ảnh: Tại sao, ở đâu, làm thế nào?

B. Vì sao tương phản trong nhiếp ảnh quan trọng?

Như đã nói phía trên, tương phản là điều tất yêu trong mọi bức ảnh vì tương phản đi đôi với màu sắc.

Hiểu và tận dụng được tương phản theo đúng ý đồ của mình sẽ tạo mood hợp với concept mình đã lên ý tưởng. Đây là một điều rất quan trọng.

C. Những loại tương phản trong nhiếp ảnh

Tương phản liên quan hoàn toàn đến màu sắc, nhưng hãy tiếp tục khám phá nhé, mình có những bất ngờ về việc tạo tương phản ở phần này mà đôi khi không nhất thiết phải quan tâm đến màu sắc.

Vòng tròn màu sắc giúp ích cho tương phản trong nhiếp ảnh
Credit: Annie Spratt | Unsplash

1. Tương phản màu sắc

– Màu bổ sung: tiếng Anh là Complementary Colors.

Chúng là 2 màu đối lập nhau trong bánh xe màu (color wheel). 2 màu này khi đi với nhau sẽ tạo độ tương phản cao.

Bạn có thể tận dụng màu bổ sung để chụp chân dung trên nền background màu đối lập để làm nổi bật chủ thể.

Chân dung cô gái trong rừng hoa | Tương phản cao
Credit: Rowan Chestnut | Unsplash

– Màu tương tự: tiếng Anh là Analoguous colors (2 màu sát cạnh nhau trong bánh xe màu).

Những màu ở vị trí cận nhau trong bánh xe màu tạo nên sự hài hòa khi kết hợp.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Tiana Arora (@arora_tiana)

Sử dụng màu tương tự tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, yên bình. Thật hoàn hảo cho những bạn muốn hóa mình thành nàng thơ mơ mộng, dịu dàng.

– Kết hợp nhóm màu lạnh và ấm:

Nếu một khung hình chỉ có tông màu lạnh thì nó sẽ tạo cảm giác tĩnh lặng, nhưng cũng có buồn và lãnh đạm nữa.

Ngược lại, màu ấm tạo nên nhiều xúc cảm như ấm cúng, thoải mái nhưng cũng có thể là sự giận dữ, ác cảm nếu quá mãnh liệt.

Kết hợp 2 nhóm màu này bằng cách đặt một chủ thể màu ấm trên nền màu lạnh hoặc ngược lại sẽ tạo tương phản màu sắc cũng như cảm xúc cao.

Tháp Eiffel ban đêm có tương phản cao
Credit: Nicolas I | Unsplash

– Tông màu: tiếng Anh là Tonal Contrast.

Tông màu là độ sáng của màu sắc. Ví dụ, khi chụp ảnh dưới trời nắng, da người sẽ tạo tông màu vàng, cam, và đỏ có độ tương phản rất cao trên background tối. 

Có nhiều lưu ý bạn có thể sử dụng ở dưới đây.

+ Nếu dải màu có nhiều tông màu trải dài từ đen sáng trắng thì sẽ tạo tương phản đều, vừa phải.

+ Nếu dải màu có nhiều middle tone mà không có nhiều màu đen, trắng thì sẽ tạo một tấm hình tương phản thấp.

chân dung chàng trai, chụp từ dưới lên
Công viên Thống Nhất – Hà Nội, 1/2021, Kodak Vision 800T

+ Nếu dải màu có ít middle tone, nhiều đen trắng thì tạo tương phản cao.

Người bán hàng dong tối Hội An
Hội An 12/2019, Ilford Pan 400

– Dùng tint và shade: Tint là màu cơ bản* pha thêm màu trắng. Shades là màu cơ bản pha thêm màu đen.

Phụ thuộc vào tỷ lệ pha màu như nào mà một màu sẽ có những tint hoặc shade khác nhau.

Những tint hoặc shade xuất hiện được sử dụng với nhau sẽ tạo nên sự hài hòa cho bức hình.

Chân dung cô gái mặc áo hồng trên nền hồng
Credit: Natasha Kasim | Unsplash

*Chú thích: Màu cơ bản là màu gốc. Ví dụ thuần đỏ, chưa pha với màu khác.

2. Tương phản cấu trúc

Khi bạn quen với việc phân tích tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh, bạn sẽ thấy là mình có thể tận dụng được 3 không gian này cho việc bố cục hình.

Ví dụ, khi bạn nhận thấy có một tòa nhà có kiến trúc hình học, và bạn quyết định cho thêm những tán lá của cái cây gần đó vào hình, bạn sẽ tạo nên sự tương phản giữa quy luật hình học với những tán lá lộn xộn.

Tương phản của tòa nhà và cây phía trước
Credit: Amauri Acosta | Unsplash

3. Tương phản mang ý nghĩa concept

Điều này phụ thuộc nhiều vào sự sáng tạo của bạn. 

Bạn có thể chụp một chú chó đang rất vui trong khi phần còn lại của khung hình miêu tả một em mèo đang buồn ủ rũ chẳng hạn. Nó không khó một chút nào.

nguoi dan ong quay lung voi chiec cong
Công Viên Yên Sở – Hà Nội 7/2020, Kodak Vision 500T

>>> Cùng chủ đề: Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh

D. Mẹo sử dụng tương phản trong nhiếp ảnh

1. Quan tâm đến 3 yếu tố không gian trong chụp hình

Trước khi quyết định bức ảnh cần có sự tương phản như nào, bạn cần phân tích, đánh giá không gian bạn sắp chụp.

3 yếu tố mình nhắc đến rất nhiều lần rồi đó là: Tiền cảnh, trung cảnh, và hậu cảnh.

Thường mọi người chỉ dùng trung cảnh nơi có chủ thể và hậu cảnh là nơi có background để quyết định tạo sự tương phản nhưng đừng quên tiền cảnh cũng có thể hỗ trợ việc này nhé!

2. Phân tích ý đồ chụp, mood bạn muốn truyền tải

Một con hình hoàn toàn có thể biến hóa trở nên gắt gỏng hay dịu hiền dựa vào sự tương phản. Vậy nên, trước khi quyết định nó nên tương phản ra sao, bạn nên làm rõ ý đồ chụp, mong muốn truyền tải câu chuyện gì cho người xem.

3. Nắm được ý nghĩa, tác dụng của việc phối các màu

Làm rõ những gì mình muốn truyền tải rồi thì ta cần hiểu được ý nghĩa của mỗi màu sắc, việc phối màu của chúng để không truyền tải sai thông điệp.

4. Lên concept, lựa chọn phối đồ

Đến đây thì bạn chỉ còn cần lên concept và phối đồ nữa thôi.

5. Thử nghiệm và học hỏi

Học hỏi là một quá trình không bao giờ ngừng. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện những khung hình hết lần này qua lần khác. Điều quan trọng là đừng bao giờ dừng lại.

*Bonus: Chụp với nắng và bóng trên ảnh đen trắng sẽ tạo tương phản rất cao và “deep”!

101 mẹo tạo dáng

>>> Bài viết nổi bật: Golden Ratio/Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Toán học thì liên quan gì đến nhiếp ảnh chứ?

E. Mẹo chọn địa điểm để tận dụng sự tương phản

Vì những địa điểm dưới đây hoàn toàn giống với những địa điểm mình đã đề cập đến trong bài viết Background chụp hình nên mình chỉ liệt kê phía dưới này, còn tận dụng ra sao các bạn vui lòng đọc bài viết Background chụp hình nha!

  1. Chụp hình studio
  2. Cánh đồng
  3. Cánh rừng
  4. Bờ biển
  5. Tường trên phố
  6. Rooftop cafe
  7. Những ngôi nhà cổ
  8. Các tiệm cà phê
  9. Tại nhà

F. Những lưu ý khi chụp ảnh tương phản

– Sử dụng càng ít màu càng tốt.

Chân dung cô gái tóc đỏ
Tóc đỏ, son đỏ, da trắng nổi bật trước nề tường tối màu – Kodak Vision 500T, 10/2020

– Tương phản cao làm nổi bật chủ thể.

Chân dung thanh niên trên ảnh film
Đại học Kiến Trúc 9/2020, Kodak Eterna RDS Iso 6

– Tương phản thấp tạo cảm giác mơ mộng, mờ ảo nên phù hợp với chụp ảnh chân dung ngoài trời hay muốn nhìn vintage.

Chân dung cô gái trên bàn
10/2020, Kodak Vision 800T

G. Kết luận

Tương phản trong nhiếp ảnh nhiều hơn chỉ là giúp cho bức ảnh trông sắc vào nổi bật hơn. Qua bài viết này, bạn đã hiểu rằng tương phản thấp cũng giúp bức ảnh đẹp hơn theo một ý đồ nào đó.

Hy vọng những chia sẻ này giúp ích cho mọi người trên con đường ngày một trở thành chuyên gia nhiếp ảnh của riêng mình.

Hãy để lại những comment phía dưới nếu có bất kỳ thắc mắc gì nhé! Hoặc nếu có thể, mình hy vọng nhận được những lời động viên của mọi người.

Bài viết tham khảo: https://expertphotography.com/contrast-in-photography

Bài viết nổi bậtXem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status