Mình thì không có làm gì liên quan tới giảng dạy lâu rồi nhưng thi thoảng vẫn sắm vai cảnh sát chính tả với cảnh sát ngữ pháp đi bắt quả tang người dùng Tiếng Anh (Tất nhiên là mấy lỗi cơ bản thôi, vì mình cũng không giỏi giang gì). Hôm nay lại được dịp ghé thăm một ngôi trường mẫu giáo tư thục ở Cầu Giấy thì thấy cảnh này (Hình ảnh), sao mà buồn.
Dẫu rằng bài dạy về Possessive Pronouns (Đại từ sở hữu) chẳng liên quan tới lỗi sai về dạng số ít- nhiều của danh từ Pencil(s), nhưng việc giáo viên dùng sai như này kể được nhiều câu chuyện lắm!
Thứ nhất, đây là một lỗi rất cơ bản, nên nếu giáo viên dùng sai, điều đó thể hiện trình độ vô cùng hạn chế.
Thứ 2, việc các nhà trường chấp nhận tuyển về những giáo viên như vậy thể hiện sự buông xuôi trong việc đào tạo, giáo dục có chất lượng cho trẻ em. Ngược lại, điều này lại thêm kìm hãm sự trau dồi, nâng cao kĩ năng chuyên môn của giáo viên, vì họ nghĩ “yêu cầu dạy ngoại ngữ cho trẻ em chỉ cần vậy là đủ“. Phụ huynh thì cũng chưa đủ trình độ và không thể sát sao việc học và dạy ngoại ngữ trên trường. Nên những năm đầu tiên (những năm mà trí tuệ trẻ phát triển vượt trội so với những năm sau này) bị lãng phí của phần lớn mọi người không để tâm đến nó.
Vòng luẩn quẩn trong giáo dục trẻ em
Đây không chỉ là câu chuyện về trình độ giáo viên mẫu giáo, giáo viên tiểu học, đây là vấn đề xã hội. Mọi người đều xem nhẹ việc giáo dục trẻ, rằng: Dạy trẻ em đơn giản lắm! Thế là, mấy thầy cô tương lai nghĩ rằng chỉ cần biết bập bõm chút kiến thức, đến khi dạy học chỉ cần có tài liệu kẹp nách là có thể dạy được rồi. Phụ huynh thì cứ đầu tư tiền cho con đi học khắp nơi này, tới nơi khác, vài tháng sau, hoặc vài năm sau thấy trình độ của con có tiến bộ thì thấy hài lòng bởi so với mặt bằng chung, con mình cũng thuộc loại biết nhiều. Nhưng các vị không biết rằng, việc biết nhiều hơn mặt bằng chung là đương nhiên bởi có học thì phải có hơn. Nhưng học nhiều, tốn thời gian, tốn tiền bạc cũng chỉ để hơn chút ít thì vô cùng lãng phí!
Các nhà trường, các trung tâm hiểu được điều này, nên nhiều bên cũng chẳng bận tâm đẩy chất lượng lên mà chỉ làm ở mức đủ để hài lòng cha mẹ và dung hòa nhu cầu của cha mẹ với trình độ giáo viên (trình độ giáo viên cũng tới từ việc tuyển chọn của nhà trường chứ đâu).
Tóm lại, nó là một vòng tròn kìm hãm sự phát triển giáo dục trẻ mà cả 3 phía đều đang ỷ lại và kìm hãm lẫn nhau. Họ chưa thấy vấn đề vì an phận với những bước phát triển chậm chạm của trẻ em.
Làm sao bây giờ?
Sự “nương tựa” lẫn nhau của 3 đối tượng phía trên khiến nỗ lực thay đổi của bất cứ đối tượng nào trong thế “kiềng 3 chân ấy” trở nên khó khả thi.
Sự thay đổi phải đến từ tất cả các phía thì mới mong có những tác động đáng kể. Để đạt được điều đó thì tác động của truyền thông, xã hội phải đủ mạnh để nuôi dưỡng dư luận luôn nóng; Chứ không phải đạo đức nghề nghiệp, vì nó là thứ gì đó khá xa xỉ. Nên, việc mong rằng các giáo viên yếu bỏ cái nghề chỉ vì nó không tốt cho thế hệ tương lai sẽ khó đấy. Ai mà đủ cao cả để nghĩ được vậy :))
Còn ở hiện tại, để bớt tốn tiền và thời gian cho các lớp học kém chất lượng thì mình chỉ có thể khuyên cha mẹ nên tìm hiểu kỹ và chọn những ngôi trường, những trung tâm, hay thầy cô giáo có uy tiếng mà học. Tiền nào của nấy, nhưng đắt sắt ra miếng.
À! Hồi xưa mình cũng có một bài viết về thực trạng dạy học tiếng Anh rồi, ai muốn đọc có thể theo link này ạ :)) Từ ví dụ một người “thầy rởm”, bàn thêm về vấn nạn chuyên môn kém, thiếu tâm, thiếu đức mà cũng tự nhận là giáo viên
P/s: Nói về sự phát triển trí tuệ vượt trội của trẻ em những năm đầu, bậc phụ huynh nào quan tâm có thể tham khảo những cuốn sách “Bí ẩn của não phải – Mỗi đứa trẻ là một thiên tài” của Giáo sư Makoto Shichida hoặc “Não bộ kể gì về bạn” của nhà khoa học thần kinh David Eagleman. Đây là 2 cuốn mình đều từng đọc và thấy ưng. Nếu muốn xem review về 2 cuốn sách thì có thể inbox, mình sẽ gửi lại.
>>> Like và share để nhiều bậc phụ huynh đọc được bài này hơn nhé!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Tác dụng của việc chọn khung hình khi chụp ảnh là gì? Người mới nên chọn chụp ngang, dọc, hay vuông?
Tiện tối nay có một bạn đăng ảnh trong nhóm ảnh của mình và mong muốn góp ý, mình viết lại bài này để chia sẻ với mọi người về [...]
Th2
Du lịch Ngẫm Nhật ký
Về những cây cầu nuôi ký ức tuổi thơ
Một ngày đông lạnh như cắt, mình lái xe ra khu đồng vốn chẳng còn mấy điều đáng để thăm thú bởi vụ mùa đã qua, nay chỉ còn những [...]
Th12
Nhiếp ảnh
Quy tắc/Bố cục một phần ba: Lý do vì sao bạn cần thay đổi thói quen chụp ảnh
Mình tin rằng nếu bây giờ mình đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm [...]
2 Comments
Th1
Nhiếp ảnh
3 lý do chụp ảnh đen trắng và lưu ý khi chụp đen trắng
Có nhiều lý do chụp ảnh đen trắng, hoặc chuyển về hệ đen trắng khi hậu kỳ màu. 3 lý do chụp ảnh đen trắng của mình Một là, ảnh [...]
Th3
Ngẫm Nhiếp ảnh
Vì sao ảnh xấu? Làm sao để ảnh đẹp?
Để trả lời câu hỏi vì sao ảnh xấu trong bài này, mình sẽ tiếp cận nó theo hướng tâm lý người xem nhiều hơn là kỹ thuật. Tuần trước, [...]
Th7
Ngẫm
Suy nghĩ vẩn vơ vào ngày cuối tuần về ngày cuối tuần
Mình chưa trải hết sự đời, chưa có dịp gặp để hiểu một chút gì đó về giới siêu giàu nên cũng thật khó để đưa ra một nhận định [...]
Th3